NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 238

trong đó một số ít học sinh Việt Nam, con em tầng lớp đặc quyền (có quốc
tịch Pháp) theo học bên cạnh những bạn học người Pháp, để thi bằng “Tú
tài chính quốc”, cho phép họ cũng như các bạn Pháp của họ, sang Pháp học
các trường đại học – bởi vì bằng “Tú tài bản xứ”, mặc dù cũng mang cái
tên lừa bịp. “Tú tài” vẫn không cho phép thí sinh tốt nghiệp được vào Đại
học Pháp, kể cả những thí sinh đậu xuất sắc nhất. Trong những điều kiện
như vậy, rất hiếm hoi là những người Việt Nam có thể đạt tới trình độ cao
học, ở Pháp, Ngay cả khi họ đạt được thì họ cũng mau chóng bị thất vọng,
một khi đặt chân trở về quê hương, bởi vì chỉ cần đơn cử một nhân chứng:
một kỹ sư tốt nghiệp trường Đại học Bách Khoa Paris (Ecole
Polytechnique) thì ra trường không bằng hạng với các bạn Pháp, chỉ được
hưởng một mức lương tháng không bằng 1/3 lương tháng của một tên gác
cổng người Ấn Độ của trường Pétrus Ký ở Sài Gòn. Đến đây, chúng tôi xin
mở ngoặc. Chúng tôi được biết có hai nhà kỹ sư trường Bách Khoa đầu tiên
của Việt Nam, ở trong trường hợp này, là ông Nguyễn Ngọc Bích và ông
Hoàng Xuân Hãn. Hai ông đều là bạn thân của tác giả. Và chúng ta cũng
hiểu vì sao Hoàng thân Lào, Souphanouvong, đã đỗ đạt cao, ra trường Kỹ
sư Cầu cống, Pháp (Ecole des Ponts et Chaussées, Paris) khi về nước, đặt
dưới quyền một kỹ sư người Pháp, đậu ra một trường kỹ sư hạng dưới của
Pháp, Hoàng thân Souphanouvong chọn theo kháng chiến hơn là ở giúp
việc cho Pháp. Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích cũng đã chọn con đường này khi
kháng chiến vừa bùng nổ trong Nam, mà những người kháng chiến ở Nam
Bộ đều biết. Chính kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích đã phá hủy những cầu cống
trong Nam, làm cản trở việc tiến binh của quân đội Pháp, trong những đầu
tiên tấn công của họ để chiếm miền Nam. Trước 1945, trường tiểu học
không nhận quá 900.000 học sinh, trường trung học 4.000, trường Đại học
Hà Nội, 1500, trong đó chỉ có 76% sinh viên là người Việt, Campuchia và
Lào. Nạn mù chữ còn ngự trị trên 80% dân số.
Ngày 13/8/1945, Pháp đem quân lực trở lại xâm chiếm Việt Nam để đặt lại
nền thống trị. Ngày 23/9/1945, dân miền Nam đứng dậy, trước tiên và một
mình quyết tâm ngăn cản ý đồ xâm lược của Pháp. Một cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc bắt đầu. Sau tám năm chiến tranh và Điện Biên Phủ thất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.