NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 239

thủ (7/5/1954), chánh phủ Pháp “giao ban” cho chánh phủ Mỹ và ngày
11/5/1954 đã ký tại Paris với Quốc vụ khanh Foster Dulles một hiệp định
để tiếp tục chiến tranh tại Việt Nam. Hiệp định 11/5/1954 mà Pháp vừa ký
với Mỹ đánh dấu, đối với nước Pháp, sự cáo chung của nền thống trị Pháp
trên xứ thuộc địa cũ của mình. Bình luận về Hiệp định này, Cyril
Schulzberger, trưởng phòng châu Âu của tờ “Thời báo New York” viết
rằng: “Cuộc đấu tranh chính trị giữa Mỹ và Pháp, ở thủ đô miền Nam Việt
Nam đã mang lại những hậu quả nặng nề cho Pháp hơn là thất bại Điện
Biên Phủ. Bởi vì cuộc đấu tranh này đã hoàn toàn loại trừ nước Pháp ra
khỏi miền Nam Việt Nam - tức là vị trí cuối cùng của họ trên đất Đông
Dương - cũng như trận Điện Biên Phủ, đối với Pháp, là sự mất đi vĩnh viễn
miền Bắc Việt Nam.” (E.N Dzelepy dẫn, “Sự thật về cuộc chiến tranh ở
Việt Nam”, trang 130).
Chailley Bert, “Di cư đàn bà qua thuộc địa”, Paris, 1897.
Charles Meyer, “Cuộc sống hằng ngày của người Pháp ở Đông Dương
(1860-1910)”, Hachette, Paris, 1985.
Constantin là hoàng đế La Mã (306-337). Một hôm nằm chiêm bao thấy
Chúa Jésus với dòng chữ “In hocsigno Vinces” (Hãy chiến thắng với dấu
hiệu này). Ông ta đã làm theo như vậy và đã chiến thắng. Sau đó, ông theo
đạo và trở thành hoàng đế bảo vệ chúa Kitô. Thành phố Constantinople
(Stanboul, hay Istanbul ngày nay trên eo biển Bosphore của xứ Turpie) có
nghĩa là thành phố của Constantin.
Clovis là vua người Frans (Pháp) (481-511), cũng như Constantin, đã theo
đạo và đã mở rộng bờ cõi nước Pháp từ sông Loire đến tận sông Rhine.
Trích trong một bài viết đăng trên tạp chí “Thời hiện đại”, 1953, trang
2274-2275, được dẫn lại trong “Truyền thống và cách mạng Việt Nam”,
NXB Anthropos, Paris, 1971. Jean-Raoul Clémetin, “Thái độ chính trị của
các tổ chức Công giáo ở Việt Nam”, trang 108-134.
Người ta thường đặt những bước đầu của Cải cách (tôn giáo) vào năm
1517, khi 95 luận điểm của Martin Luther được công bố. Vị tu sĩ dòng
Augustin sinh năm 1483, khi thời kỳ Trung cổ đã nhường bước cho thời kỳ
Đại Phục hưng và cho chủ nghĩa nhân đạo, với Erasme và Thomas Moore.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.