- Vận nước nghiêng ngả ngàn cân treo sợi tóc. Ai có kế gì hay, cứ
nói. Mưu sĩ có kẻ bàn:
- Chúa công còn, sơn hà xã tắc còn. Bởi thế, giặc Ngô cứ nhắm
bóng mặt trời
mà dõi tìm vây bắt, mong triệt nguồn tai hoạ. Bây
giờ tìm được người hao giống, ăn mặc giả Chúa công, gióng trống
mở cờ tháo chạy. Giặc bất ngờ tưởng thực, đổ xô nhau đuổi bắt lĩnh
thưởng. Ta nhân đó lén chạy ngược đường, tất thoát.
Vương khen phải, nói:
- Ai có thể làm như Kỷ Tín
ngày xưa, để ta ẩn náu trong núi
rừng mưu tính việc nước về sau?
Tướng tá đương bàn định, ai nấy đều hăng hái, bỗng có người
đứng phắt lên nói:
- Chỉ sợ Chúa công không tin cậy. Tôi xin làm việc đó!
Mọi người đều sửng sốt, cùng nhìn xem kẻ vừa nói là ai. Thì ra
Lê Lai, một nghĩa sĩ người Mường trong đám thập bát (18) anh hùng
tế cờ tại hội thề Lũng Nhai mấy năm trước. Lê Lai người làng
Dựng Tú, sách
Đức Giang, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hoá. Anh ruột
là Lê Lam và ba con của Lê Lai đều ra ứng nghĩa, tôn phù Lê Lợi.
Bình Định Vương thấy Lê Lai xin nhận thì ứa nước mắt nói:
- Tướng quân không tiếc cái chết để ta được yên, đó là công của
tướng quân để lại muôn đời.
Đoạn, cứ ôm lấy Lê Lai không nỡ rời. Tướng tá quân thần ai
cũng khóc. Lê Lai vái lạy Bình Định Vương mà thưa: