NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 48

Tuấn chồng bà chỉ huy phục sẵn bên ngoài, bèn trèo vào, chất củi
đốt lửa, đoạn mở toang cổng thành đón quân tướng vua Lê. Lê Khôi,
Đinh Liệt, Đinh Lễ, Nguyễn Xí cùng năm nghìn quân được Lê Lợi
phái đến, ung dung tiến vào. Chuyến ấy, vua lấy được thành Cổ
Lộng, phên giậu của Đông Quan, mà không tốn một hòn tên mũi
đạn. Vua bèn giao cờ kiếm cho vợ chồng bà Lương ở lại giữ thành,
lại sai Nguyễn Trãi ghi công, đợi khi đánh đuổi hết quân Minh sẽ
định thưởng.

Sau này, khi lấy xong được nước, đầu năm Mậu Thân (1428),

vua Lê hội quần thần ở điện Giảng Vũ để thưởng công lao đánh
giặc. Vua bảo:

- Trẫm khởi binh tự Lam Sơn dẹp quân Minh, cứu sinh linh, chỉ

mong cho chóng thành công. Sở dĩ lâu ở Thanh Hoá, không thẳng ra
lấy Đông Quan được là vì có thành Cổ Lộng ngăn lối. May có một
người đàn bà bày mưu giúp sức khiến trẫm sớm phá được thành, để
quân ta có lối ra Bắc. Thật là một kỳ công hiếm có. Vậy ý trẫm
muốn thưởng trước. Các khanh bàn nên thế nào?

Vua truyền gọi bà Lương đến tỏ ý phong thưởng. Bà Lương lạy

tâu:

- Thần thiếp phận hèn bồ liễu, vốn người thôn dã. May mà

làm nên công trạng cũng là do uy trời của đức vua, thần thiếp nào
có tài cán gì. Vả lại, thần thiếp vốn người chất phác quê mùa,
không dám dự quan cao chức trọng. Chỉ xin dân áo vải nước Nam từ
nay được thái bình yên ổn, thế là mãn nguyện.

Vua bảo:

- Con gái có công to mà không khoe khoang thật còn hơn con trai

một bậc! Nhưng khanh đã tự nhận là thôn, dã, trẫm cũng lấy cảnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.