NGỌC PHƯƠNG NAM - Trang 134

Cyprien hiểu suy nghĩ của ông và bắt đầu mỉm cười. Chàng giải thích cho
ông biết viên kim cương đến từ đâu và từ nay làm thế nào chàng có thể sản
xuất những viên khác với số lượng như chàng muốn. Nhưng, hoặc là người
thợ ngọc già chỉ tin đại khái vào câu chuyện này, hoặc ông lão có lý do cá
nhân để không muốn một mình ở lại trong căn nhà hẻo lánh, đối mặt với
viên đá trị giá năm mươi triệu franc, nên đã cương quyết lên đường ngay
tức khắc.

Chính vì thế, sau khi gom dụng cụ và áo quần cũ của mình vào một túi
xách da cũ, Jacobus Vandergaart gắn vào cửa chính tấm bảng đá có dòng
chữ: Đi công tác xa, nhét chìa khóa trong túi, cất viên kim cương trong áo
gi lê và lên đường.

Cyprien tiễn ông vài ba dặm trên đường đi Bloemfontein, và chỉ rời xa ông
vì những lời khẩn khoản lặp đi lặp lại của ông.

Trời đã tối hẳn khi chàng kỹ sư trẻ trở về nhà mình, chàng nghĩ về tiểu thư
Watkins nhiều hơn là về phát minh kỳ diệu của chàng.

Tuy nhiên, chẳng mất thì giờ để thưởng thức bữa tối do Matakit chuẩn bị,
chàng ngồi vào bàn làm việc và bắt đầu thảo bức thư cho thư ký thường
trực của Viện hàn lâm Khoa học mà chàng định gửi vào chuyến thư tín sắp
tới. Đó là một bản miêu tả chi tiết và trọn vẹn thí nghiệm của chàng, kèm
theo một lý thuyết rất tài tình về phản ứng đã cho ra đời viên tinh thể
cácbon kỳ diệu kia.

“Tính chất nổi bật nhất của sản phẩm này,” chàng kể xen giữa những
chuyện khác, “đó là nó hoàn toàn giống kim cương tự nhiên, và nhất là nó
còn có lớp vỏ quặng bao bọc bên ngoài.”

Thực vậy, Cyprien không do dự giải thích hiệu ứng lý thú ấy bằng việc
chàng đã cẩn thận phết một lớp đất được chọn lọc kỹ từ đồi Vandergaart-
Kopje trong lòng bình kín. Cách thức một phần lớp đất ấy tách khỏi thành
bình để tạo thành lớp vỏ thực thụ bao quanh chất kết tinh thật không dễ giải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.