Giờ vẫn còn đây
Trên sông khói sóng
Bảy bảy tử chín
Người cũ sẽ đi
Chỉ còn nhà cầm
Về trời tại mệnh
Thành không tại người…”
Còn hai từ ‘tử’ và ‘cầm’ tôi chưa rõ nghĩa lắm. Trong lời hát có nhắc đến
cái chết của những ‘người cũ’ khiến họ phải lưu lại đây và có nhắc tới một
ngôi nhà nào đó. Chẳng nhẽ là ngôi nhà làm bằng đàn?
“Ui nói thế thì nhiều tích lắm. Đợt trước có mấy đứa bé canh cầu cũng kể
chúng nghe được nhiều cái lạ lắm. Sau chúng sợ chẳng dám canh cầu
nữa…”
“Những cái lạ như thế nào?”
“Có mấy đứa bé bảo rằng, chúng nghe thấy tiếng người hát bài Bắc Kim
Thang đó…”
“Bắc Kim Thang thì sao? Cũng chỉ là lời bài hát của con trẻ thôi mà, có
gì lạ đâu?”
“Ơ thế anh không biết à? Bài hát đó bắt nguồn từ vùng quê này, mà sự
tích của nó đơn thuần không phải chỉ là một bài hát trò chơi đâu…”
Trí tò mò của tôi nổi lên.
“Vậy thì là gì?”
“Anh nhớ lời bài hát chứ?
Bắc kim thang cà lang bí rợ
Cột qua kèo là kèo qua cột
Chú bán dầu qua cầu mà té