Lời bạt của
Giáo sư Vũ Ngọc Khánh
Đọc rồi, ta nghĩ…
Các em đã đọc xong cuốn truyện nhỏ rồi phải không? Em thấy những
gì? Phải chăng đây đúng là câu chuyện lạ lùng của một ngôi nhà của những
người tí hon.
Nếu em cho là phải, thì cũng… được thôi! Nhưng được mà chưa đúng.
Thật ra chuyện trong sách là chuyện khoa học mà lại là khoa học vui đấy.
Chuyện vui thì rõ rồi. Em có thấy câu chuyện thật là sinh động, mà rất
hợp với trẻ em. Chuyện trong nhà, chuyện thu dọn bàn ghế, sách vở, chuyện
làm các món ăn, chuyện học hành ở lớp ở trường. Ít có một cuốn sách nào
sôi nổi, linh hoạt như ông Stine đã kể cho chúng ta nghe. Rất hợp với đối
tượng trẻ em, hợp với cả hoàn cảnh sinh hoạt của các em nữa.
Trẻ em thích sôi nổi, mà cũng thích ly kỳ. Kể chuyện ly kỳ mà phải
khai thác kho tàng các truyện thần tiên hay truyện hoang đường quái đản thì
cũng hay, nhưng khai thác ngay trong cuộc sống của các em, trong tâm hồn
và tính khí của các em nữa, thì lại càng hấp dẫn. Cách viết của Stine là đi
theo cái hướng ấy. Đọc truyện, em thấy gần gũi, tức là tác giả đã thành công
rồi.
Còn sự ly kỳ nữa! Cần phải ly kỳ mới sinh động. Em đã có lần nào
được đi xem những trò ảo thuật chưa? Các trò ảo thuật thường có những sự
biến hóa khiến chúng ta ngạc nhiên mà thích thú. Có cả những sự ngạc nhiên
đi đôi với sự kinh hoàng. Có những trò xiếc bỏ con người vào hòm, dùng
dao đâm ngược đâm xuôi, khiến cho ta phải rùng rợn, nhưng sau cùng, con
người làm vật thí nghiệm ấy vẫn cuối cùng hiện ra, không suy suyển gì cả.
Vậy thì một cái bóng đèn va vào đầu, hàng chục cuốn sách va vào mặt, vào
lưng v.v…, thì có gì là lạ! Ngay trong sách, tác giả đã nói cái gác của nhà
này: “Thật sự là cả một bảo tàng ảo thuật” kia mà. Hai chị em Jill và Freddy,