NGÓN TAY THỨ MƯỜI MỘT - Trang 236

Tôi lắc đầu: "Này anh Bảo, lần sau nhớ quan sát cho kỹ nhé. Anh nhìn

hai vai của nạn nhân mà xem."

Trên hai bả vai và mé ngoài hai cánh tay của nạn nhân đều có những

vết tổn thương lớn, sâu đến lớp mỡ dưới da, biểu bì bị trầy xước, nhưng bề
mặt vết thương có màu vàng, lộ ra một vạt mô mỡ rộng. Lớp váng mỡ trên
mặt nước giếng có lẽ bắt nguồn từ đây. Kiểu tổn thương này được pháp y
gọi là "không có phản ứng sống", tức là vết thương hình thành sau khi chết.
Phân biệt tổn thương khi còn sống và sau khi chết chủ yếu căn cứ vào kinh
nghiệm thực tế, việc này không quá khó. Tổn thương sau khi chết thường
không đi kèm xuất huyết nên bề mặt vết thương sẽ có màu vàng xám. Còn
tổn thương khi còn sống sẽ làm vỡ các mạch máu nhỏ dưới da gây xuất
huyết, cho nên bề mặt vết thương phần lớn có màu đỏ.

"Đã là tổn thương sau khi chết, vậy thì nạn nhân chắc chắn là bị sát hại

rồi ném xuống giếng." Tôi nói.

Đại Bảo há hốc miệng, không nói gì.

Tôi biết, anh ta đang nghi ngờ những vết trầy xước trên thi thể có lẽ

được hình thành trong quá trình trục vớt. Các chỗ trầy xước đều có mép da,
đầu vểnh lên của mép da chính là hướng đến của lực tác động. Ở vết trầy
xước trên mặt ngoài bả vai nạn nhân, đầu mép da chúc xuống dưới. Có
nghĩa là hướng của lực tác dụng là từ bả vai đến tay, phù hợp với động tác
lao đầu xuống giếng. Còn nếu vết trầy hình thành trong quá trình trục vớt,
khi tử thi chuyển động từ dưới lên trên, phương hướng của lực tác dụng
phải là từ tay đến bả vai mới phải, vậy thì mép da sẽ phải có chiều ngược
lại.

"Lát nữa khi giải phẫu khám nghiệm, có thể phân tích sâu hơn sự khác

biệt giữa rơi xuống nước khi còn sống và vứt xác xuống nước sau khi chết."
Tôi bổ sung.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.