NGỰ CHÂU ÁN - Trang 111

(Uy Mã Á (661-750): Một vương triều Hồi giáo Ả Rập do các khalip

(vua Hồi) cai trị)

"Bản quan rõ rồi. À, giờ ta phải lên đường để chuẩn bị cho phiên

thăng đường trưa nay. Tiện thể đây cho hỏi, ngươi đã bao giờ đến thăm
ngôi miếu đổ nát ở rừng Mạn Đà La chưa?"

Dương chưởng quỹ xịu mặt, "Bẩm đại nhân, tiếc là thảo dân chưa có

cơ hội. Không có nổi một con đường tử tế đi xuyên qua rừng rậm, chưa kể
dân địa phương rất căm ghét việc ngoại nhân thâm nhập. Dù thế, thảo dân
vẫn có một cuốn chỉ dẫn về ngôi miếu này."

Ông ta đứng dậy, đi về phía giá sách để lấy xuống một quyển, rồi trao

nó cho Huyện lệnh.

"Thưa, quyển sách này được một vị tiền nhiệm của ngài xuất bản nội

bộ."

Địch Công đọc lướt qua quyển sách rồi trả lại. "Bản quan cũng có

quyển này ở nha phủ. Sách này khá thú vị. Nó miêu tả rất chính xác về bức
tượng nữ thần bằng đá cẩm thạch."

"Thưa, giá mà thảo dân có thể ngắm nhìn bức tượng một lần!" Vị

thương gia đồ cổ nói vẻ khao khát. "Thiên hạ đồn rằng pho tượng có từ Hán
triều. Nó cùng bệ đá được điêu khắc từ một khối cẩm thạch duy nhất. Án
thờ vuông vức trước pho tượng cũng được tạc bằng đá cẩm thạch, đó là nơi
người ta hạ sát một nam tử để cúng tế thần linh. Một thánh tích quan trọng
của lịch sử! Liệu đại nhân có thể đệ trình lên Bộ Lễ để họ cho phát quang
khu rừng và trùng tu lại ngôi miếu? Nếu Bộ Lễ giải thích rằng các điềm gở
là dấu hiệu cho thấy nữ thần đang nổi giận về việc bỏ bê miếu thờ, bách
tính địa phương sẽ không phản đối kế hoạch ấy đâu. Ngôi miếu ấy có thể
trở thadnh một di tích lịch sử của huyện chúng ta, thưa ngài!"

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.