gồm tất cả các thủ tục tố tụng phải được lưu trữ cẩn thận. Các báo cáo này
sẽ được chuyển tiếp tới các cấp có thẩm quyền cao hơn để thẩm tra.
"Địch Công" là một trong những thần thám vĩ đại của Trung Hoa cổ
đại. Ông là một nhân vật lịch sử, một trong những chính khách nổi tiếng
của triều đại nhà Đường. Tên họ đầy đủ của ông là Địch Nhân Kiệt, sống từ
năm 630 đến năm 700. Thời trai trẻ, khi còn là Huyện lệnh ở các phủ, ông
tạo dựng được tên tuổi nhờ giải quyết nhiều vụ án phức tạp. Chủ yếu nhờ
danh tiếng thần thám mà Địch Công trở thành nhân vật trong các tiểu
thuyết Trung Quốc về sau, vốn chỉ dựa rất ít vào thực tế lịch sử hoặc hư cấu
hoàn toàn.
Sau đó, Địch Nhân Kiệt trở thành Đại lý tự khanh, quan viên đứng đầu
Đại lý tự. Ông đưa ra những lời khuyên khôn ngoan tạo ảnh hưởng có lợi
cho chuyện quốc gia đại sự. Chính nhờ sự phản đối mạnh mẽ của ông mà
Võ Hậu (Võ Tắc Thiên) đang ngự trên ngai vàng quyền lực đã từ bỏ kế
hoạch đưa người bà yêu thích, thay vì người thừa kế hợp pháp, lên kế vị
ngôi Hoàng đế.
Trong hầu hết tiểu thuyết trinh thám Trung Quốc, huyện quan đồng
thời tham gia giải quyết ít nhất là ba vụ án hoàn toàn khác nhau. Tôi đã giữ
lại đặc điểm thú vị đó trong cuốn truyện này, bày ra ba âm mưu để tạo nên
một câu chuyện xuyên suốt. Theo ý kiến cá nhân, về mặt này, tiểu thuyết
trinh thám Trung Quốc theo sát hiện thực hơn các quốc gia khác. Dân
chúng sinh sống trong một huyện khá đông đúc, việc thụ lý vài vụ án cùng
một lúc là hợp lý.
Tôi học theo thói quen của các nhà văn Trung Hoa thời Minh: đặt hình
ảnh con người và cuộc sống thế kỷ XVI vào tiểu thuyết của mình, mặc dù
bối cảnh câu chuyện thường diễn ra trước đó vài thế kỷ. Điều tương tự
cũng áp dụng cho những hình minh hoạ, chúng phỏng theo các phong tục
và phục trang của thời Minh hơn là của triều Đường. Lưu ý rằng vào thời
điểm đó, người Hán không hút tẩu cũng như hút thuốc phiện, họ cũng