Giảng Giải Về Ngũ-Giới
43
sản nhiều hoặc ít; và căn cứ vào chủ nhân có
giới đức hoặc không có giới đức.
- Nếu người trộm-cắp của cải, tài sản có giá
trị nhiều thì ác-nghiệp nặng.
-Nếu người trộm-cắp của cải, tài sản có giá trị
ít thì ác-nghiệp nhẹ.
- Nếu người trộm-cắp của cải, tài sản của bậc
xuất gia sa-di, tỳ-khưu thì ác-nghiệp nặng.
- Nếu người trộm-cắp của cải, tài sản của
người tại gia cư sĩ thì ác-nghiệp nhẹ.
- Nếu người trộm-cắp của cải, tài sản của cá
nhân thì ác-nghiệp nhẹ.
- Nếu người trộm-cắp của cải, tài sản của
chung, của nhà nước thì ác-nghiệp nặng.
- Nếu người trộm-cắp tài sản của bậc Thánh-
nhân thì ác-nghiệp nặng.
- Nếu người trộm-cắp tài sản của hạng phàm-
nhân thì ác-nghiệp nhẹ.
- Nếu người trộm-cắp của cải, tài sản của chư
Đại-đức tỳ-khưu-Tăng thì ác-nghiệp nặng hơn cả.
25 Cách Trộm-Cắp
25 cách trộm-cắp được chia ra làm 5 phần,
mỗi phần có 5 cách.
1- Nānābhaṇḍa pañcaka: Trộm-cắp các của
cải, tài sản nhiều loại có 5 cách:
1.1- Ādiyana adinnādāna: Một người muốn