Giảng Giải Về Ngũ-Giới
45
ông B đã gửi gắm nhờ ông A giữ hộ. Ông A có
tâm tham muốn chiếm đoạt của cải của ông B,
nên ông A đã phủ nhận rằng:
“Tôi chưa bao giờ nhận giữ hộ của cải của ông”.
Khi ông B, người chủ của cải không còn hy
vọng lấy lại của cải của mình, và nghĩ rằng:
“Của cải mà ta đem gởi cho ông A giữ hộ
trước kia, bây giờ xem như đã mất rồi”.
Như vậy, ông A nhận giữ hộ của cải của
ông B, rồi chiếm đoạt của cải ấy, ông A hội đủ
5 chi-pháp phạm điều-giới trộm-cắp.
1.4- Iriyāpatha vikopana adinnādāna: Chủ
nhân đang ngồi hoặc đang nằm, hoặc đang
đứng,… tại nơi của cải, tài sản của mình. Người
trộm cướp muốn chiếm đoạt số của cải, tài sản
ấy, nên đã hăm dọa người chủ nhân phải rời khỏi
nơi ấy, để y chiếm đoạt của cải ấy.
Khi bắt buộc chủ nhân phải rời khỏi nơi ấy,
dù 1 - 2 bước, thì người trộm cướp ấy hội đủ 5
chi-pháp phạm điều-giới trộm-cắp.
1.5- Ṭhānācāvana adinnādāna: Các báu vật mà
chủ nhân đặt để một nơi, kẻ trộm cướp nhìn thấy,
phát sinh tâm tham, muốn trộm-cắp báu vật ấy.
Kẻ ấy chỉ cần di chuyển báu vật ấy rời khỏi vị
trí chỗ cũ chút ít, thì kẻ ấy hợp đủ 5 chi-pháp
phạm điều-giới trộm-cắp.