NGŨ-GIỚI LÀ THƯỜNG GIỚI CỦA MỌI NGƯỜI
44
chiếm đoạt của cải, tài sản như đất đai, nhà cửa,
… của người khác, bằng cách thưa kiện ra tòa.
Trường hợp này người có mưu đồ chiếm đoạt
tài sản của người chủ mà không liên quan đến nợ
nần, tài sản thế chấp, mà đó chỉ là mưu đồ muốn
làm chủ đất đai tài sản hoặc nhà cửa người khác.
Việc ra tòa xét xử lâu ngày, khiến cho người
chủ nản lòng, có ý nghĩ buông bỏ tài sản ấy rằng:
“Tài sản của ta, chắc chắn sẽ thuộc về của
người khác rồi”.
Như vậy, người có mưu đồ chiếm đoạt của
cải, tài sản (đất đai, nhà cửa,…) của người khác
hợp đủ 5 chi-pháp phạm điều-giới trộm-cắp.
1.2- Haraṇa adinnādāna: Một người làm thuê
mang của cải người khác đến một nơi đã định.
Trong khi đang mang của cải đi trên đường,
người ấy phát sinh tâm tham, muốn chiếm đoạt
làm của mình. Khi tâm nghĩ trộm-cắp phát sinh,
người ấy chỉ cần di chuyển của cải ấy rời khỏi
chỗ cũ chút đỉnh, ví dụ như từ vai phải sang vai
trái, hoặc từ tay phải sang tay trái.
Như vậy, người làm thuê mang của cải ấy hợp
đủ 5 chi-pháp phạm điều-giới trộm-cắp.
1.3- Avaharaṇa adinnādāna: Ông A nhận giữ
hộ của cải của ông B; về sau, ông B đến gặp ông
A xin lấy lại những thứ của cải mà trước đây