— Thôi! - Một giọng trầm trầm mà Milady nhận ra ngay là giọng Felton
cất lên - Sao anh xen vào chuyện này, đồ vô lại! Người ta ra lệnh cho anh
cấm người đàn bà đó hát à? Không, người ta bảo anh canh gác bà ta, bắn
vào bà ta nếu bà ta tìm cách chạy trốn. Vậy hãy canh gác bà ta, nếu bà ta
trốn, cứ giết. Nhưng đừng thay đổi gì chuyện phạt giam.
Khuôn mặt Milady rạng rỡ vẻ vui mừng khôn tả, nhưng vẻ mặt ấy có vẻ
lén lút như phản xạ của một ánh chớp và không để lộ ra là đã nghe thấy
cuộc đối thoại mà nàng không bỏ sót một lời nàng lại tiếp tục đem tất cả
vào giọng hát của mình sự mê hồn, sức mạnh và sự cám dỗ yêu quái…
“Biết bao nước mắt, bao nỗi đắng cay
Trong xiềng gông và trong cảnh lưu đày…
Ta lại có tuổi xanh và lời cầu nguyện.
Chúa sẽ bù cho đau khổ của ta thôi …”
Giọng ca với sức mạnh chưa từng thấy và sự đam mê tột đỉnh, đem lại
cho chất thơ thô thiển và nghèo nàn của bài Thánh Thi một ma lực và một
biểu hiện mà những người Thanh Giáo cuồng nhiệt nhất hiếm khi thấy
trong những tiếng hát các đạo hữu của mình, và họ buộc phải tô điểm thêm
bằng tất cả nguồn sức mạnh của trí tưởng tượng của họ. Felton tưởng như
một vị thiên sứ hát ru ba người Hébreux
Milady lại tiếp tục:
“Nhưng rồi ngày giải thoát sẽ đến với chúng con,
Chúa công minh đầy sức mạnh.
Nếu Chúa lừa hy vọng của chúng con
Vẫn luôn còn tuẫn đạo và cái chết.”
Khổ thơ mà mụ pháp sư đáng sợ đã cố đem hết tâm hồn mình vào đó,
cũng hoàn thành việc đem đến sự xáo trộn trong lòng người sĩ quan non trẻ.
Chàng bất thình lình mở tung cửa và Milady thấy chàng vẫn xanh xao như
luôn thế, nhưng đôi mắt nồng nàn và hầu như lạc hẳn đi.
— Tại sao bà cứ hát như thế? - chàng nói - và với một cái giọng như thế?
— Xin lỗi ông - Milady dịu dàng nói - tôi quên khuấy là tiếng hát của tôi
không phù hợp trong ngôi nhà này. Có lẽ tôi đã xúc phạm đến đức tin của