treo cổ ai? Bà hay tôi? Vậy mà tôi đương đầu với bão tố, trong khi bà cáo
buộc tôi là sợ hãi; chẳng phải anh hùng rơm đâu, đó không phải là thói của
tôi, nhưng tôi vững vàng. Hãy bắt chước tôi, om sòm ít thôi, hiệu quả nhiều
hơn. Bà la hốt hoảng lên, bà chẳng đạt tới đâu. Bà bàn đến chuyện trốn…
Mazarin nhún vai, cầm tay Hoàng Hậu và dắt bà ra cửa sổ:
— Hãy nhìn xem!
— Gì nào? - Hoàng Hậu nói, mù quáng vì sự bướng bỉnh của mình.
— Kia kìa! Qua cửa sổ bà nhìn thấy gì nào? Nếu tôi không lầm thì đó là
dân tư sản mặc áo giáp đội mũ sắt trang bị súng trường tốt như thời Liên
Minh Thần Thánh; họ đang nhìn chằm chằm lên cửa sổ bà đang đứng và bà
có thể bị nom thấy nếu bà vén rèm lên quá cao. Bây giờ ta ra cửa sổ kia; bà
trông thấy gì nữa? Những đám dân chúng mang giáo mác canh gác các
cổng ngõ của bà. Ở bất cứ cửa nào của Hoàng Cung mà tôi dẫn bà ra, bà
đều thấy như thế cả. Các cổng lớn bị canh gác, các cửa thông gió và các
căn hầm cũng bị canh gác, và đến lượt tôi sẽ nói với bà cái điều mà La
Ramée nói với tôi về ông De Beaufort: Trừ phi là chim hay là chuột, ông sẽ
không thể ra khỏi nơi đây.
— Vậy mà ông ta vẫn ra đấy.
— Bà có tính nước ra cũng bằng cách ấy không.
— Thế tôi là tù nhân đấy à?
— Trời ơi! - Mazarin nói, - Có đến một tiếng đồng hồ tôi chứng minh
với bà điều đó rồi.
Và Mazarin điềm nhiên lấy ra viết tiếp bức thư đang viết dở. Anne tức
run người lên, đỏ bừng mặt vì hổ nhục, đi ra khỏi văn phòng và dập cửa
đánh rầm một cái. Mazarin chẳng buồn quay đầu lại.
Trở về phòng mình, Hoàng Hậu buông mình xuống chiếc ghế bành và
khóc nức nở Rồi bỗng nhiên một ý nghĩ đến bất thình lình khiến bà bật dậy
và reo lên:
“Ta thoát rồi! Ô, phải rồi, phải rồi, ta biết một người có thể đưa ta ra khỏi
Paris người ấy, một người mà ta đã quên lãng quá lâu”.
Và mặc dầu với nỗi vui mừng, bà mơ màng nói: