Nguyễn Đình Chiểu sinh trưởng giữa lúc thực
dân Pháp đang tiến hành xâm lược nước ta. Năm 1858, chúng đánh phá hải
cảng Đà Nẵng. Năm 1859, chúng đánh Gia Định. Hồi ấy Nguyễn Đình
Chiểu đang dạy học ở Gia Định, phải chạy về quê vợ ở Cần Giuộc (gần
Chợ Lớn) lánh nạn và tiếp tục dạy học ở đấy. Năm 1861, Cần Giuộc cũng
bị quân Pháp chiếm, ông lại phải chạy về Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Năm 1862,
triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, Tự Đức cắt ba tỉnh miền đông nhường cho
Pháp. Tuy vậy Pháp vẫn tiếp tục mưu đồ xâm lược. Năm 1867, chúng
chiếm luôn cả ba tỉnh miền tây Nam Bộ. Thế là cả sáu tỉnh Nam Bộ bị Pháp
đô hộ.
Nguyễn Đình Chiểu cũng như nhân dân miền Nam lúc bấy giờ vô cùng
căm phẫn. Ông rất đau xót về tình cảnh đất nước bị chia cắt, nhân dân khổ
cực nhiều bề : nào bị giặc tàn sát, đàn áp, bức hiếp, nào đói rét, bệnh tật,
chết chóc. Nguyễn Đình Chiểu vì bị mù, không có điều kiện cầm vũ khí
giết giặc, nên đã dùng bút thay gươm, viết văn làm thơ để nói lên lòng yêu
nước thương dân và nỗi căm thù sâu sắc của mình đối với quân cướp nước
và bè lũ vua quan nhà Nguyễn bán nước hại dân.
Ngư Tiều vấn đáp y thuật ra đời vào khoảng thời gian sau khi Nam bộ đã bị
Pháp xâm chiếm. Trong tác phẩm này, Nguyễn Đình Chiểu đã mượn bối
cảnh của đất nước U Yên ở Trung Quốc đời xưa bị giặc nước ngoài xâm
chiếm, dựng lên câu chuyện mấy người dân xứ này đi lánh nạn và cũng tìm
thầy học thuốc, để dưới hình thức nói chuyện về y học, thổ lộ lòng căm