Ngọn núi cao nhất của dãy Trường Bạch là đỉnh Bạch Đầu
thuộc lãnh thổ Triều Tiên, còn ngọn cao nhất trong lãnh thổ Trung
Hoa là đỉnh Bạch Vân. Bạch Vân và Thanh Thạch vừa vặn đối diện
nhau, ở giữa cách một khe núi hẹp dài.
Thiệu cau mày nói: “Địa hình nơi này không hoàn toàn giống
như ngày đó ta và Vương huynh trông thấy. Trong phong thuỷ học,
nước là “tài lộc”, nước Thiên Trì tựa như một viên minh châu, đàn
rồng cùng vây quanh một viên minh châu, sơn âm thuỷ dương, âm
dương điều hoà, địa thế lại cao, mây tía dâng lên, là huyệt xuất đế
vương… Có điều… cửa nước phía bắc của Thiên Trì quá lớn… nước
thoát ra quá nhanh, âm dương mất thế cân bằng, trong khi đó, đỉnh
Thanh Thạch lại ở hướng đông, thuộc mộc của ngũ hành. Núi
Trường Bạch vốn là núi lửa còn hoạt động, nước trầm xuống tức lửa
dâng lên, hoả khắc mộc, đây là đất đại hung…” (Sứ: hoả khắc
mộc??? Hướng Đông trong ngũ hành đúng là Mộc, nhưng ko hiểu
sao Cuồng tử lại viết hoả khắc mộc >.<)
Vậy thì coi bộ, nơi đây còn cất giữ nhiều điều bí ẩn, thảo nào
lại xuất hiện mấy thứ không sạch sẽ.
Đi theo sau Vạn Nhân, đại ca Quảng Thắng có hơi sốt ruột,
ưỡn bụng nôn nóng hỏi: “Ngươi đừng có kể lể dài dòng nữa có được
không, cứ nói toẹt ra ở đâu bốc tài vận là được rồi?”