chốc lại mổ mổ hạt kê còn dưới đáy lồng, rồi vẫy vẫy cái đầu nhỏ
chơi vui đến quên cả trời đất.
Có điều Thuỷ Căn cảm thấy nhóc này rất dễ thương, lén bàn
với vương gia, sau khi giải hết Phong Ngọc thì để mình nuôi chơi.
Thác Bạt Thiệu nghĩ tới mẹ nhóc chim này, lại nghĩ tới lão cha phân
nhánh của nó, thế là lắc đầu quầy quậy.
“Không được! Cái thứ này quái lạ lắm! Ta đã oánh với mẹ nó
một trận ác liệt dưới lòng đất, đang cần bồi bổ, cho nên xong việc ta
sẽ tống nó vào nồi, cho thêm dược liệu rồi nấu thành canh, tẩm bổ
cho khỏe eo, để đến tối còn thương ngươi…”
Thuỷ Căn nghe xong trợn trắng hai mắt, lại còn muốn khỏe
eo nữa à? Mịa nó! Đến lúc đấy mình phải bổ cái gì bây giờ?
Tiếc thay người tính không bằng trời tính… Một sáng tinh
mơ, khi Ngô Thuỷ Căn dụi đôi mắt nhập nhèm ngái ngủ, đang định
lôi “canh đại bổ” từ trong lồng chim ra, thì một đứa bé mũm mĩm
trắng trẻo đang cuộn mình trong lồng chim, ôm ngón chân mập mạp
mà mút mút, toét miệng cười với Thuỷ Căn…
Đệt, cái này làm sao ấn vào nồi được bây giờ? Cuộc sống
bốn người ở chung sẽ tiếp diễn thế nào đây? Nên làm gì với nghiệt
chủng nghìn năm này đây? Đó lại là một câu chuyện khác… Muốn
biết chi tiết xin đón đọc “Tiểu yêu điểu cũng có mùa xuân”. . .