năm. Người Pháp chia cắt miệt rừng cho tướng-quân cai-quản để cùng
tướng-quân giảng-hòa. Người trong nước ta từ đàn-bà con trẻ, chẳng ai mà
không nghe tiếng-tăm Hoàng-Hoa-Thám lừng-lẫy.
Từ hồi nào đến giờ, tôi mới được bước chân vô trong đồn trại này là
lần thứ nhất.
Tôi nhớ hôm đó là mùng 8 tháng 8 năm Quý-mão. Cùng đi với tôi
một chuyến là hai ông Kiếm-phong Nguyễn-Cừ và Cao-điền Nguyễn-Điển.
Hai ông này ở chờ ngoài đồn, chỉ có mình tôi vô trong.
Rủi nhằm lúc Hoàng tướng-quân đang mắc bệnh nặng, không thể
cùng tôi hội-đàm được. Nhưng tướng-quân sai người con trưởng là Cả
Trọng và hai viên ái-tướng là Cả-Dinh Cả-Huỳnh, tiếp-đãi tôi vui-vẻ tử-tế.
Tôi ăn ở trong đồn 11 ngày, rồi thổ-lộ hết tâm-sự mình rồi mới ra đi.
Đảng ở Bắc-kỳ từ đó mới tổ-chức lại.
Tháng 10, tôi trở vô kinh, báo-cáo việc đảng cho Hội-chủ hay. Hội-
chủ nói với tôi :
- Nam trung vốn là khu đất của tiên-triều gây-dựng mở mang, xưa
đức Cao-hoàng nhờ đó mà khôi-phục rỡ-ràng nghiệp cũ. Lòng người nhờ
cũ rất nhiều. Tiên-sinh nên vào một chuyến, chắc có ảnh-hưởng không phải
nhỏ đâu.
Thế rồi trung tuần tháng 12 năm Quý-mão, tôi lên đường vô Nam.
Cuối tháng chạp, tàu đến Saigon.
Qua tháng giêng năm Giáp-thìn, tôi đi Châu-đốc, Hà-tiên, tìm thăm
các hào-kiệt ở Thất-sơn. Lại đi dạo khắp các tỉnh Cần-thơ, Vĩnh-long, Sa-
đéc. Nhân dịp thăm viếng cả những chỗ dấu xưa vết cũ của hai cụ Nguyễn-