NGƯỢC CHIỀU VUN VÚT - Trang 111

“Người Canada hả? Thế năm nay anh bao nhiêu tuổi?”

“Mình sinh năm 78.”

“Thế anh đã có gia đình chưa?”

“Chưa.”

“Chưa có à? Thế bao giờ anh định lấy vợ?”

“Tại sao tôi lại phải lấy vợ? Tôi chẳng thấy có lý do gì mà đàn ông phải

lấy vợ. Toàn là áp lực vớ vẩn không đâu vào đâu!”

Anh taxi im lặng một lát.

“Phải lấy vợ chứ!”

Phải - lấy - vợ - chứ. Tất cả những điều anh ấy muốn nói nằm ở chữ

“chứ” đó. Tôi thấy có một số chữ, đặt ở một số vị trí bao gồm hết nét đặc
trưng của văn hóa Việt Nam. Nếu thực sự hiểu chữ “chứ” đó, đặt ở vị trí đó,
(nói với giọng đó), thì mình cũng sẽ hiểu văn hóa Việt Nam.

Có khi do tôi tiếp cận với văn hóa Việt Nam lúc 25 tuổi và với văn hóa

mẹ đẻ ổn định trong lòng nên tôi hay để ý đến các chữ “chứ” đó. Khi lớn
lên trong một văn hóa thì xung quanh mình là các thân cây của văn hóa đó.
Nhưng khi tiếp cận với một văn hóa khi đã lớn rồi thì mình có thể đứng trên
núi xa là văn hóa mẹ đẻ, nhìn toàn bộ cả rừng. Các cây cao nhất mình nhận
ra ngay.

Hãy nhìn chữ “chứ” đó. Hãy phát âm nó với giọng một anh taxi vui tính.

Hãy cảm nhận hương vị cúa nó, chấm nước mắm và ăn từ từ.

Phải lấy vợ “chứ”. Chứ, nếu không sẽ không hạnh phúc. Đó là điểm xuất

phát của một con đường phân tích đi mãi quanh bờ ao nhà mình. Hạnh phúc
là có vợ. Có vợ là có con. Có con là có người thắp hương.

“Vì sao thế?” Tôi hỏi anh taxi. “Liệu ý nghĩa trong cuộc sống xuất phát

từ cảm giác mình đang thực hiện tốt công việc xã hội giao cho? Hạnh phúc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.