“Bố mẹ của mày là người Việt. Hai bác định cư từ lâu nhưng vẫn dạy
mày theo cách của Việt Nam. Nhưng Pax là con nuôi, bố mẹ là người Tây.
Cộng đồng xung quanh cũng toàn là người Tây luồn. Mày có coi Pax là
người Việt Nam không? Dĩ nhiên Pax có dòng máu Việt nhưng các yếu tố
văn hóa ấy hầu như không có hết”
“Bạn” của tôi nghĩ một lúc rồi nói: “Không. Nếu mày nói đúng và môi
trường của Pax thực sự thiếu những yếu tố văn hóa đó thì tao không coi nó
là người Việt.”
“Thế thì mày có coi…” Tôi định đặt trường hợp ngược lại thì bạn ấy ngắt
lời tôi.
“Nhưng có một điều lạ. Đó là tao rất muốn coi nó là đứa Việt Nam
“Sao hả mày?”
“Tức là… chắc mày biết chuyện báo chí Việt Nam hay nhận ngườí gốc
Việt phải không? Nếu có một người gốc Việt nhưng không có họ hàng Việt
Nam, không biết tiếng Việt, không rành văn hóa, không có sự liên quan với
đất nước này hơn một du khách mới sang… giành giải Nobel thì tao chắc
chắn báo chí Việt Nam sẽ nhận người đó là người Việt. Báo chí Tây thì
khác. Báo chí Anh không nhận người Úc gốc Anh như vậy. Báo chí Pháp
không nhận người Canada gốc Pháp. Nếu người giành giải Nobel là người
gốc Anh nhưng sinh ra và lớn lên tại Úc thì báo chí Anh không nhún nhảy
nhiều đâu. Đó là đặt quá nhiều áp lực vào từ ‘gốc’. Còn tao hơi giống báo
chí Việt Nam, mày ạ. Tao rất muốn nhận Pax Thiên là thằng Việt. Khó nói.”
Tôi cũng không biết nói gì về vấn đề đó. Thế là tôi quay lại vấn đề trước.
“Ví dụ, Phước Sang và Anh Thư nhận con nuôi ở Thái. Cháu lớn lên tại
Việt Nam. Xung quanh cháu toàn là con người và văn hóa Việt Nam. Nếu
thế thì mày có coi cháu là người Việt không?”
Bạn tôi cười.