Sốc vì cho dù có máu Nhật, họ không hòa nhập với cuộc sống ở Nhật -
không biết tiếng, không biết cúi chào, không biết cách tiếp xúc với xã hội.
Họ nhảy nhót ở bãi biển, nói to ở quán trà, phạm tội và không nghe lời công
an. Cuối cùng, chính phủ Nhật thông báo sẽ tặng vé máy bay và hỗ trợ số
tiền lớn để người nào muốn có thể về Brazil ngay.
Tôi xào nấu một chút nhưng đó là chuyện có thật, một diễn biến làm xôn
xao xã hội Nhật Bản vào cuối thế kỷ 20. Bạn gốc Việt đó không thích món
xào nấu của tôi.
“Tao hiểu ý mày rồi nhưng việc hòa nhập với xã hội và việc giữ bản sắc
dân tộc là hai việc khác nhau. Mặc dù tao lớn lên ở bên kia nhưng bố mẹ
tao vẫn dạy tao theo kiểu Việt Nam. Có khi tao không biết tiếng Việt, không
biết đám ma truyền thống tổ chức như thế nào, nhưng trong lòng, tao vẫn
thấy mình là người Việt. Đó là cảm giác sâu trong lòng, không phải cảm
giác ‘ghép vào lòng’ như của mày đâu!”
Bạn ấy cầm sợi tóc màu đen lên săm soi một lúc, tiếp tục nói.
Với lại người Việt hay phân biệt. Mày về quê tao nói “xin chào” mọi
người báo hức lắm. Còn tao về quê nói câu dài thì mọi người cười - vì tao
phát âm lơ lớ. Mọi người biết tao lớn lên bên kia, biết bố mẹ tao định cư từ
lâu, không nói tiếng Việt ở nhà. Họ biết tao không có nhiều cơ hội tập tiếng
Việt trước khi sang đây năm ngoái. Nhưng họ vẫn cứ nghĩ tao phải nói
chuẩn. Mày có biết vì sao không?” Tôi lắc đầu. Bạn ấy lè lưỡi.
“Vì cái này,” bạn ấy nói ngọng nghịu như đang khám răng. Tôi nhìn
quanh nhà hàng, bạn thụt lưỡi vào.
“Họ thực sự nghĩ cái lưỡi của tao thích hợp với tiếng Việt. Cái lưỡi của
mày thiết kế để nói tiếng Anh; nó liếm được vài nguyên âm tiếng Việt thì
họ mừng lắm rồi. Còn cái lưỡi của tao thiết kế để nói tiếng của họ; nó
không liếm được các âm thanh đơn giản nhất thì… Nói chung, mọi người
thực sự nghĩ tao chỉ cần mấy tháng là sẽ nói tốt, còn mày ở đây cả mấy năm
trời chỉ nói vài câu thành ngữ là siêu lắm rồi.”