NGƯỢC CHIỀU VUN VÚT - Trang 146

gia đình hai bên đã đồng ý từ trước, việc dọn mất nhiều thời gian hơn việc
hỏi.

“Gia đình hai bên đã đồng ý từ trước.” Lần đầu tiên đến dự một lễ ăn hỏi

tại Việt Nam, tôi chưa biết điều đó. Mọi người gặp nhau để bàn bạc, chắc
còn nhiều thứ vẫn chưa thỏa thuận. Phải không?

Tôi vẫn nhớ, chú đại diện nhà trai đứng lên, phát biểu: “Sau một thời

gian cả hai bên gia đình tìm hiểu nhau, chúng tôi quyết định chọn ngày 14
tháng Năm để hai cháu nên nghĩa vợ chồng”. Chú đại diện nhà gái đứng
lên, cảm ơn gia đình nhà trai, ngồi xuống.

Ngay sau đó, các bác bên họ nhà gái có 30 giây nói chuyện cùng nhau

theo cách của mấy diễn viên phụ không có thoại nhưng vẫn phải sôi động
trên sân khấu. “Ngày 14 tốt lành nhỉ, hai cháu rất đẹp đôi nhỉ…” Rồi chú
đại diện nhà gái đứng lên lần hai.

“Chúng tôi đồng ý với lời đề nghị của họ nhà trai.”

Tưởng hai bên gia đình vừa đàm phán thực sự, tôi quay đầu hỏi người

ngồi bên cạnh: “Thế trong trường hợp nhà gái bảo ngày đó không được thì
nhà trai phải chọn ngày khác hay thế nào hả bạn?” Người ấy nhìn tôi và
cười.

Cũng có lần tôi được mời đến dự lễ ăn hỏi của một anh bạn là người Anh

đang yêu một cô bạn là người Hà Nội. (Tôi bê tráp, đau tay vì xếp hàng hơi
lâu và chọn nhầm mâm trái cây.) Khi vào nhà người yêu, anh ấy làm hết
những việc nên làm: cười tươi, rót rượu, mời thuốc lá…

Xong cô người yêu dẫn anh ấy đến bàn VIP để phát biểu (bố mẹ anh ấy

chưa sang nên anh ấy phải tự đại diện cho nhà mình). Anh ấy tỏ ra rất lo
lắng. Anh ấy đã đứng lên phát biểu tại nhà người yêu mấy hôm trước, tưởng
chương trình đã kết thúc, chưa chuẩn bị tinh thần để đứng lên phát biểu
thêm lần nữa - mà lần này lại trước mặt nhiều người hơn. Trình độ tiếng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.