NGƯỢC CHIỀU VUN VÚT - Trang 169

tiếng thì vẫn xem được; phim tâm lý, nếu không biết tiếng thì cựa quậy trên
ghế, nhìn đồng hồ, nhắn tin cho người yêu cũ.

Trong suy nghĩ của một số người Việt, đã mời đàng hoàng đã xếp vị trí

tốt, đã gắp miếng ngon, đã thể hiện sự ý mến và tình cảm bằng ánh mắt - là
đủ để khách Tây cảm thấy vui. Sự thật là nếu không làm bất cứ một việc
nào như thế mà đơn giản giải thích kỹ càng về chuyện đang xảy ra thì khách
sẽ vui hơn. (Nghe người xung quanh cười mà không hiểu vì sao là cảm giác
rất căng thẳng).

Những lúc đông vui nhất, người Việt hay quên khách Tây ngồi đối diện

chưa hiểu tiếng. Người khách ở đâu cổ trách nhiệm học ngôn ngữ và phong
tục của nơi đang ở. Nhưng việc đó mất thời gian. Vậy người mời khách Tây
đến nhà chơi cũng có trách nhiệm tạo điều kiện để khách cảm thấy thoải
mái và “hiểu phún”. Có nghĩa là phải mời cẩn thận; sự thân thiện không bù
được ngôn ngữ, và trong một lễ hội như Tết Việt Nam, ngôn ngữ luôn là
chính.

Tôi viết bài này không phải vì chán đời, trầm cảm hay muốn làm các bạn

cảm thấy áy náy. Đơn giản tôi biết các bạn từng thấy nhiều bài phỏng vấn
trong đó các ông bà Tây ca ngợi Tết Việt Nam với những tính từ tích cực
nhất. Tôi không nghĩ họ nói dối - với đa số người Tây ở Việt Nam, Tết là
dịp lễ thú vị mang lại nhiều niềm vui - nhưng cái gì cũng có hai mặt. Họ sẵn
sàng nói về mặt phải, còn tôi, chắc vì ở Việt Nam lâu và không tự coi mình
là khách mời lịch sự nữa, rất sẵn sàng nói về mặt trái.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.