“Không ít” trường hợp thôi, chưa phải nhiều - nhưng đủ để chúng tôi biết
cảnh giác, nghi ngờ mục đích của người khác.
Sợ phải thể hiện
Có lẽ điều chúng tôi sợ nhất là nguy cơ trở thành trung tâm của sự chú ý.
Từ cánh gà, chúng tôi bị đẩy ra sân khấu, chưa học thoại, chưa biết vở kịch
diễn ra như thế nào.
“Anh ơi, anh phát biểu một câu đi!” (câu gì?)
“Anh ơi, anh bước vào trước đi!” (vào đâu?)
“Anh ơi, anh chào bà đi!” (như thế nào?)
Trong các lễ hội phương Tây, khách mời chủ yếu được quan sát và
thưởng thức, cưỡi ngựa ăn hoa quả. Nhưng ở Việt Nam, khách mời thường
chủ động hơn. Khách ở tuổi a phải làm việc b, ở vị trí y làm việc z; còn có
một số việc khách dù ở lứa tuổi hoặc vị trí nào cũng phải tham gia thực
hiện.
Với người hiểu ngôn ngữ và rành văn hóa (diễn viên độc thoại), những
việc đó là vinh dự, là niềm vui chung. Nhưng với người chưa giỏi tiếng,
chưa hiểu lắm về văn hóa, thì những việc đó có thể là gánh nặng. Biết đâu
mình làm hỏng? Biết đâu mình làm sai?
Sợ làm sai
Một điều khách Tây hay được dạy về Tết Nguyên Đán là sức ảnh hưởng
đến năm tới. Tết đẹp, năm tới đẹp. Tết hỏng… Nói chung Tết đẹp, năm tới
đẹp. Người ta giải thích một cách đơn giản, chúng tôi hiểu một cách đơn
giản.
Không ai muốn làm hỏng năm tới của ai. “Cứ thoải mái đi!”, người Việt
hay nói. Nhưng rất khó thoải mái khi biết một hành động vô tình có thể dẫn
đến hậu quả lớn. Biết đâu cả năm tới, mỗi khi có chuyện không hay xảy ra
thì gia đình lại nhớ đến mình. “Cái tòi cậu Joe đó mùng Một Tết vác bịch