mực khô đến nhà đã biết ngay là xúi quẩy rồi mà. Cậu ta chưa hiểu văn hóa
thôi, nhưng… rõ là xúi quẩy.” Một lễ hội phương Tây thường bắt đầu và kết
thúc luôn cùng lễ hội đó. Người Việt thích đầu tư rủi ro hơn: thắng thì thắng
lớn, thua thì thua nặng, tiền được cá là 12 tháng âm.
Sợ phải ăn
Sự thật phũ phàng là nhiều người Tây thấy các món Tết Việt Nam không
ngon. Thịt đông, gà luộc, bánh chưng. Lạ quá, lạnh quá, nhiều mỡ lắm. Đơn
giản các món ấy không phù hợp với lưỡi của họ, cũng như nhiều món
truyền thống của Tây không phù hợp với lưỡi của không ít người Việt mặc
dù thấy bánh nướng bí ngô không ngon chút nào nhưng vẫn cười tươi, xin
thêm miếng: “It’s delicious”
Muốn hay không, các miếng, sợi và chiếc sẽ xuất hiện trong bát theo
phép màu kỳ diệu của văn hóa Việt Nam. Vì chúng tôi là những khách mời
đặc biệt nên cả nhà sẽ xem kỹ chúng tôi cảm nhận như thế nào, thích món
gì nhất. Tất nhiên những món khó ăn nhất, chúng tôi sẽ giả vờ thích ăn nhất
(ăn càng sợ, cười càng to) . Thế là các miếng, sợi và chiếc của chính các
món ăn đó sẽ tiếp tục xuất hiện trong bát theo phép màu kỳ diệu của ma xó
xã giao.
Sợ cô lập giữa đám đông
Tôi chia các lễ hội văn hóa thành hai loại: lễ hội hành động và lễ hội tâm
lý. Tết Thái là lễ hội hành động. Té nước và ném hoa là hai việc không cần
sự hỗ trợ của ngôn ngữ; một người không biết tiếng có thể làm cùng người
dân và thấy vui. Tất nhiên có những phong tục đòi hỏi sự hiểu biết văn hóa
sâu; nhưng bên cạnh đó có những phong tục hết sức “dễ chơi” đối với du
khách mới sang.
Đón xuân về, người Việt không té nước mà té chữ. Thăm, chúc, đón, hát
- những động từ gắn bó nhất với Tết Việt Nam dựa trên ngôn ngữ. Vì thế,
không biết tiếng là hơi khó tham gia. Phim hành động, nếu không ‘biết