Mắt nhìn vào đâu?
Khi nhìn cơ thể một phụ nữ trẻ, mắt tôi hay rơi vào… mông mênh là đáp
án cho câu hỏi đó.
Tôi nghĩ nên chia thành hai điểm. Điểm đầu tiên là nơi mắt tạm rơi vì sức
mạnh của hoóc-môn và ADN, là sảnh của khách sạn. Điểm thứ hai là nơi
mắt dừng lại và nghỉ ngơi sau khi đã check-in và lên thang máy.
Điểm đầu tiên thì bỏ qua. Cái chính là điểm thứ hai.
Điểm thứ hai với tôi không phải đôi mắt. Tôi hay quên màu mắt người
khác. Ở Việt Nam thì không sao, nhưng hồi học cấp ba bên Canada, tôi bị
trách mắng nhiều - không nhớ mắt bạn gái mình màu gì (mà bị kiểm tra qua
điện thoại) là có chuyện. Không phải đôi mắt, không phải đôi môi, không
phải đôi tai.
Cũng không phải đôi chân. Tôi thích đi bộ và thấy lạ khi phải dừng lại
chờ một cô chân ngắn đi theo. Nhưng đôi chân không quan trọng lắm,
không phải điểm rơi mắt tôi muốn nói ở đây. Không phải tóc, không phải
trán, không phải nụ cười tươi sáng. Điểm rơi mắt của tôi chính là đôi xương
quai xanh.
Người Việt Nam có cụm từ “trụ cột gia đình”. Đối với tôi, xương quai
xanh là trụ cột ngoại hình phụ nữ.
Trong phim Ray (kể về cuộc đời và sự nghiệp của nghệ sĩ nhạc Jazz thiên
tài người Mỹ Ray Charles, bị mù cả hai mắt nhưng đã vươn lên trở thành
huyền thoại âm nhạc) mỗi lần được giới thiệu với một phụ nữ trẻ đẹp, Ray
sờ cổ tay của cô ấy. Theo anh ấy, cổ tay là bộ phận đại diện cho toàn cơ thể
- hiểu nó là hiểu tất.