khó chịu. Nhưng có một sự khác biệt quan trọng ở giữa cảm giác của người
Việt khi nghe từ “tình cảm” và cảm giác của tôi.
Đó là người Việt biết nghĩa đẹp từ hồi nhỏ; họ phải lớn lên, va chạm với
cuộc sống mới biết thêm nghĩa xấu. Với họ, nghĩa đẹp đã có thời gian ổn
định. Với tôi thì không. Tôi đã học cả nghĩa đẹp lẫn nghĩa xấu gần như
trong một buổi sáng - thầy giáo đứng bên phải giải thích nghĩa đẹp, trợ lý
đứng bên trái giải thích nghĩa xấu. Nghĩa đẹp có thời gian ổn định đâu; từ
lúc mới quen, tôi đã có ác cảm với “tình cảm”.
Nếu có một người bạn thân hỏi vay tiền thì tôi sẽ cảm thấy bình thường,
nếu giúp được tôi sẽ giúp. Nhưng nếu có một người mới quen hỏi vay tiền -
sáng bắt tay làm quen, chiều khum tay làm bát - thì tôi sẻ cảm thấy khó
chịu. Người bạn thân vay xong lâu lâu không trả thì thôi, cuộc sống nhiều
chuyện, bỏ qua. Nhưng người mới quen vay xong lâu lâu không trả lại thì
cảm giác khỏ chịu đó sẽ thành ác cảm. Có thể người ấy rất tốt, nhưng cái
“tốt” ấy chưa có thời gian ổn định.
Giờ tôi chẳng muốn có “tình cảm” với ai. Tôi càng chẳng muốn tạo
“quan hệ” với ai, chẳng muốn “chơi” với ai, chẳng hy vọng điều gì ớ cái gọi
là “hữu nghị”. Giá mà tôi có thể học lại tiếng Việt từ đầu, dành mấy năm ổn
định hóa các nghĩa đẹp - rồi mới mang đầu óc ra bia hơi, mang trái tim vào
cơ quan thuế.
Nhưng không ai có thể quay ngược thời gian. Giờ nếu nằm cạnh một em
xinh đẹp dưới hàng ngàn ngôi sao, gió thổi nhè nhẹ, em ấy dịu dàng nổi với
tôi: “Anh ơi, em thấy em có tình cảm với anh đấy!” - thì tôi sẽ có cảm giác
là phải nói lời cảm ơn xã giao rồi rút tờ 500.000 cộng photo công chứng
giấy đăng ký kinh doanh.
“Thôi em cứ nói em có ‘tình bạn đặc biệt’ với anh đi.”
“Là sao hả anh?”
“Chuyện dài.”