nhóm mấy nghìn người “phù Minh diệt Thanh”. Ông Bổn là nhà hàng hải
Trịnh Hòa, chỉ huy đoàn thương thuyền trên 200 chiếc. Trịnh Hòa được thờ
như vị phúc thần gọi là Tảm Bảo Công, Bổn Đầu Công, gọi tắt là ông Bổn.
Sống ở đây, người Tàu vẫn quên lề thối cũ là lập hội kín, mà nổi tiếng nhất
là Thiên Địa Hội. Có hai nhóm, Nghĩa Hưng – gọi là Kèo xanh và Nghĩa
Hòa gọi là Kèo vàng. Nghĩa Hưng là của người Phước Kiến, còn Nghĩa
Hòa là của người Triều Châu (Tiều). Có chuyện buồn cười là dân mình
cũng vô Thiên Đại Hội của người Tàu. Không ai đâu xa chính ông thân của
tao đây. Ông ở nhóm Nghĩa Hòa “Kèo vàng”. Hồi đó tao còn nhỏ nhưng
nghe lỏm các cuộc họp kín, còn nhơ tới bây giờ. Khách tới nhà luôn luôn
xách dù. Dù không chỉ che nắng che mưa mà còn để làm ám hiệu. Móc dù
ở cán vô trong là có người theo dõi. Đội nón cũng để làm ám hiệu. Nón úp
thì ở lâu, nón ngửa thì đi liền. Nếu đi ghe thì chiếc gàu úp trên cần bánh lái
là ám chỉ chủ ghe là người trong hội. Về sau tụi lính kín biết các mật hiệu,
giả dạng hội viên để thâm nhập bắt bớ. Đằng mình cũng rút kinh nghiệm,
hễ thấy khả nghi là truy tới cùng. Có nhiều cách truy. Chẳng hạn như quẹt
một lúc năm ba que diêm cho lửa cháy phừng phừng lên, nếu là hội viên
thứ thiệt thì khách sẽ đọc mấy câu thơ:
Hòn núi Diệm Sơn rất nêu cao,
Trực nhìn thấy ngọn lửa hỏa hào
Liều mình bước đại qua ngọn núi
Được gặp hiền lương kết nghĩa hào.
Ba Bay liền hỏi:
- Nếu gặp thứ giả thì sao hả anh Năm?
Năm Hà làm dấu chém gió. Ba Bay cười lớn:
- Cho “mò tôm” hả anh Năm? Hay quá!
Nhưng Bảy Rô nhắc lại đề nghị của mình:
- Anh Năm nói lòng dòng mà chưa kể chuyện “đi hát”…
Năm Hà cười:
- Không đi lạc đâu. Đi lòng vòng rồi cũng tới đó. Ông bà mình biết Thiên
Địa Hội là của người Tàu, nhưng cũng vô để lần lần lái mục tiêu đấu tranh