là chánh trị viên của tiểu đoàn 300, Nguyễn Chí Sinh là tiểu đoàn trưởng.
Hai Vĩnh qua Tiều là nơi tiểu đoàn 300 đóng, thắc mắc về mấy chữ “có
việc cần” như trong thư mời. Việt Hồng vỗ vai bảo:
- Chính ủy Hai Trí chỉ thị tụi này kết nạp Hai Vĩnh. Hai Vĩnh tính sao?
Hai Vĩnh hoàn toàn bất ngờ. Anh không hề nghĩ tới vấn đề này. Việt Hồng
cười:
- Có tính xin hoãn lại như lần trước nữa không?
Hai Vĩnh suy nghĩ:
- Khi nghe nói kết nạp, điều suy nghĩ đầu tiên của tôi là “mình có xứng
đáng không? Mình đã làm gì ích quốc lợi dân? Về đạo dức, mình có lột xác
chưa?”. Chính câu hỏi sau cùng đã buộc tôi từ chối khi được hai anh Của
và Quới giới thiệu hồi năm trước…
Việt Hồng gật gù:
- Biết suy nghĩ như vậy là đã tiến bộ nhiều rồi đó. Theo tôi thì anh rất xứng
đáng. Vì hồi năm 40 anh đã tiếp xúc với Bảy Trân tại nhà ông Tám Mạnh
và tham gia cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa tại tổng Tân Phong Hạ. Trước Cách
mạng tháng Tám, tôi với anh cũng đã họp mít tinh mừng Quốc tế Lao động
tại ngã ba Nhớn Đức. Nhưng hiện tại mới là điều quan trọng. Mấy năm nay,
anh nắm Chi đội 7 đảm bảo tốt công tác xây dựng và tác chiến. Như vậy là
đủ tiêu chuẩn để vào Đảng.
Thế là Hai Vĩnh được kết nạp chính thức vào Đảng do Việt Hồng và Lê
Hiền, chánh trị viên Chi đội 21 giới thiệu. Anh là một trong số ít dân Bình
Xuyên đầu tiên được vinh dự kết nạp vào Đảng kể từ sau Cách mạng tháng
Tám. Lễ kết nạp được tổ chức đúng nghi thức. Có Đảng kỳ, hát Quốc tế ca,
đọc Điều lệ Đảng…
Trong thời gian ở Tiều, Hai Vĩnh hiểu về mảnh đất “địa linh nhơn kiệt” này
bởi xưa nay, đã có nhiều đơn vị võ trang về đây đóng quân lập căn cứ. Tiều
là một phần của xã Lý Nhơn, nằm dọc sông Soài Rạp và sông Vàm Sác, có
rất nhiều rái, cá nược, và sấu. Các con sông rạch chảy quanh, nước mặn,
chèo thuyền ban đêm mặt nước nổi sao. Cây cỏ vùng này là chà là, bần,
rán, đước v.v…
Các cơ quan cất chòi trên rễ đước, đốn chà là làm sàn. Sống lâu ngày trên