thành một nhân vật thiêng liêng đối với mấy triệu tín đồ Hòa Hảo.
Sau khi đi một vòng Miền Đông, Thầy Tư Hòa Hảo trở về Miền Tây. Trên
đường về, Thầy Tư chết đột ngột.
Bảy Viễn hoang mang, Lâm Ngọc Đường đánh bồi thêm:
- Ý đồ diệt giáo phái của Việt Minh đã quá rõ. Cái chết của Huỳnh Phú Sổ
là một bằng chứng hùng hồn. Ngài Khu bộ phó nên chọn trước một con
đường đi, kẻo nước tới chân thì quá mưộn.
- Con đường nào? Theo Tây à? Hồ sơ của tôi cò Bazin còn giữ trong tủ sắt.
Lâm Ngọc Đường chồm tới ngó ngay mặt Bảy Viễn:
- Nếu kéo Ngài bỏ chiến khu về thành thì xoàng quá, đâu phải là tay có bản
lãnh? Đại úy Savani đã nhất trí với thủ tướng Xuân là chỉ cần Ngài thỏa
thuận “án binh bất động” là được rồi, hai bên ngấm ngầm thỏa thuận không
ai tấn công ai, miễn là con đường Vũng Tàu vào Sài Gòn không bị phục
kích để tàu bè nước ngoài yên chí lui tới buôn bán làm ăn”… Nếu Ngài
đồng ý, thì Phòng Nhì sẽ đảm nhận tiếp tế lương thực đạn dược cho Bình
Xuyên…
Đến đây cuộc họp tạp dừng để ăn cơm trưa. Buổi chiều hai anh em Sang,
Tài bàn thêm về đề nghị của đại úy Savani mà Lâm Ngọc Đường chuyển
tới Bảy Viễn.
- Mình nên chớp thời cơ, đừng bỏ lỡ dịp may hiếm có. Ta chỉ “án binh bất
động” thôi mà được tiếp tế tiền bạc, lương thực, súng đạn. Vậy là vua rồi!
Ngài Khu bộ phó vẫn ở đây, vẫn nắm Chi đội 9, không phải kéo quân về
thành mang tiếng đầu Tây. Đại úy Savani, cò Bazin chẳng những không
dám coi thường Ngài là tên tù vượt ngục như Ngài thường lo ngại, trái lại
họ tôn trọng Ngài như bạn đồng minh. Nếu được Phòng Nhì tiếp tế, ta sẽ
không phải thu thuế than củi, nước mắm, hột vịt làm quỹ nuôi quân.
Chuyện đó rất thất nhân tâm… Mình giảm bớt thuế thì sẽ lấy được cảm tình
của dân chúng qua lại trong vùng. Lợi nhiều lắm đó Ngài.
Sang nối lời Tài:
- Về quân sự thì súng ông của Chi đội 9 không bằng các Chi đội khác trong
Liên khu Bình Xuyên. Tôi sẽ làm kế hoạch thay toàn bộ súng ống cho hiện
đại. Đánh giặc hiện đại, súng phải cực nhanh. Ra trận phải nhanh tay, bắn