yên và đang thảo luận với ban chỉ huy thanh trừng. Không ai động tới sợi
lông chân của tôi được. Các anh hãy tin như thế.
Ký tên:
Lâm Văn Đức tức Tư Tỵ.
Tái bút:Ban chỉ huy Chi đội 25 phải nghiêm chỉnh thi hành mệnh lệnh của
tôi, cho tập hợp gấp toàn bộ Chi đội, đả thông cho anh em bình tĩnh. Trước
khi trở về đơn vị, anh em phải gom vũ khí để ta chuyển đi nơi khác. Sẽ có
người hướng dẫn các anh”.Cuộc tảo thanh ở Chi đội 25 tiến hành không tốn
một phát súng. Nhờ có mưu trí của Tám Tâm và lòng dũng cảm của Trần
Công Đức.
*
* *
Tại Chi đội 21, hai anh Nghiệp và Dư kéo đại đội về bắt bọ phản động.
Mục tiêu là Ký Huỳnh và Tư Hoạnh. Ký Huỳnh bị bắt gọn. Tư Hoạnh đi
công tác, ai cũng nghĩ Tư Hoạnh số đỏ. Bất ngờ Tư Hoạnh nhận được điện
của Xứ ủy, bảo ngừng cuộc tảo thành, vội vã về Rừng Sác, đinh ninh sẽ lập
được kỳ công với Bảy Viễn. Về tới Phước An, ghé trạm gác thứ nhất. Ghe
Tư Hoạnh võ trang FM cộng thêm hai tiểu đội hộ vệ. Theo kế hoạch của
Tám Tâm, trạm gác 1 chỉ cho Tư Hoạnh và ba vệ sĩ vô, còn bao nhiêu ở lại
trạm ngoài. Tại trạm 2, ba vệ sĩ bị giữ lại, Tư Hoạnh chỉ được chập nhận đi
sâu vô “mình ên”. Trạm gác thứ ba đã có Tám Tâm. Anh ra lệnh tước súng
và trói Tư Hoạnh lại. Không ai thèm đọc bức điện mà Tư Hoạnh cắc ca cắc
củm mang theo như lá bùa hộ mệnh.
Nhưng Tám Tâm vẫn chưa hài lòng khi Lâm Ngọc Đường vẫn còn ngoài
vòng bủa lưới. Đã bảy ngày qua, họ Lâm sống lang thang trong rừng, ăn
đọt chà là, uống nước sương đọng trên lá. Đến ngày thứ tám. Đường thấy
hai người đi ghe củi, lật đật cởi chiếc Omega vàng, cả dây đồng hồ cũng
bàng vàng trao cho họ, nhờ đưa về Sài Gòn. Sợ dân quê không hiểu giá trị
của đồng hồ quý nhất thế giới ấy, Đường móc bóp đưa thêm năm chục ngàn
đồng cho chắc ăn. Hắn yêu cầu khi trở ra, họ nhớ mang theo cơm nguội vì
cả tuần hắn không có hột cơm… nhất là nước uống…