anh được bổ nhiệm chính thức giám đốc Trường 29 gồm đến bốn trăm cán
bộ.
Năm 60 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử chống Mỹ cứu nước ở miền
Nam. Sau sáu năm dài bị nhà Ngô tàn sát dã man, đồng bào miền Nam
vùng lên dùng bạo lực chống bạo lực. Mở màn là trận Quản Cung ở Hồng
Ngự vào cuối năm 59. Bấy giờ là mùa nước, Đồng Tháp Mười chìm sâu
trong biển nước từ Biển Hồ Tonlê Sáp đổ xuống. Mọi sinh vật đều dồn lên
gò cao. Một tiểu đoàn địch thuộc sư đoàn 21 gồm ba trăm binh sĩ mở cuộc
hành quân bằng ca nô và ghe xuồng. Tiểu đoàn này mới thành lập, toàn tân
binh, định lấy cuộc hành quân này để thực tập. Chúng được trang bị súng
trường Ga-răng, Các-bin và trung liên Mỹ. Gò Quản Cung nổi lên giữa biển
nước mênh mông như một cù lao, dài ba cây số và rộng một cây số rưỡi.
Bộ đội địa phương Hồng Ngự cùng đồng bào tá túc trên gò này. Khi trinh
sát phát hiện địch chống xuồng tiền tới, ta lập tức bố trí lực lượng khóa đầu
khóa đuôi chờ chúng tới sát mí gò mới nổ súng. Địch nhảy xuống nước lặn
hụp tránh đạn, ta xung phong bắt sống, đợt đầu tóm được 85 tên. Chiều đó,
cánh thứ hai tiến về gò quyết ăn thua đủ. Ta lai bắt thêm 20 tên nữa, tổng
cộng là 105 tên, trong đó có một đại úy tiểu đoàn trưởng. Sau khi giáo giục
chính trị tại chỗ, ta thả hết. Sau trận này tỉnh đội Đồng Tháp chia súng cho
các tỉnh bạn làm vốn. Thắng lợi này thôi thúc phong trào nhân dân tự võ
trang để tự vệ, không để địch tha hồ sinh sát. Chiến thằng Gò Quản Cung
giúp tỉnh ủy Bến Tre chuẩn bị và tiến hành cuộc Đồng Khởi năm 60 thành
công rực rỡ. Từ tay không, nhân dân biết lấy binh vận làm võ khí đấu tranh,
kết hợp với đấu tranh chính trị dựa vào sức mạnh của nhân dân để cướp
súng diệt đồn, tiêu diệt tề điệp ác ôn…
Trước khí thế đó, miền Đông gấp rút thành lập lực lượng võ trang chủ lực,
lấy bộ đội Bảy Môn làm nòng cốt. Nấm đấm của Miền đánh một loạt lập
nhiều chiến công vang dội như trận Tua Hai ở Tây Ninh, trận Phước Vĩnh
(tỉnh lỵ Phước Thành) diệt thiếu tá Mẫn khát máu. Tuy đã có lực lượng võ
trang hùng mạnh nhưng ta vẫn áp dụng binh vận là chính. Cả hai trận Tua
Hai và Phước Vĩnh nhân tố nội ứng rất quan trọng.
Kỷ niệm Bảy Môn nhớ mãi là gặp bà má Hai, mẹ anh Tám Nghệ trong