nam. Nhưng bà nhất quyết không chịu viết thư kêu gọi con bà về đầu thú.
Không dụ được “bà già gân”, thiếu tá Mẫn loan tin khắp nơi “nếu Tám
Nghệ là con hiếu thảo và tướng lãnh có tài thì nên kéo quân về đánh một
trận sống chết với thiếu tá Mẫn để giải thoát cho bà mẹ…”
Mưu mô của thiếu tá Mẫn được bộ tư lệnh Miền nghiên cứu cẩn thận. Hắn
muốn nhử chủ lực ta về Phước Thành, ta sẽ về, nhưng về đúng thời cơ. Bộ
phận binh vận họat động ngày đêm và sau cùng nắm được thượng sĩ già
giúp việc văn phòng thiếu tá Mẫn. Mẫn là tay quân phiệt, đã xác láo đập
“can thiếu tá” lên đầu người thượng sĩ già đáng tuổi cha chú. Lòng bất mãn
đưa thượng sĩ đó về với ta. Thế là thời cơ đã đến. Qua thượng sĩ già, ta nắm
được cách bố trí phòng trong tỉnh lỵ và cả đến thói quen sinh hoạt hàng
ngày của thiếu tá tỉnh trưởng. Đêm ấy quân ta ồ ạt tấn công tỉnh lỵ Phước
Thành, đột nhập dinh tỉnh tưởng bắn chết tại chỗ thiếu tá Mẫn. Lập tức ta
phá khám giải thoát tù nhân. Ma Hai hai tay bị còng, miệng luôn niệm Phật.
Phải tìm cưa sắt cưa còng giải thoát hai cườm tay cho má. Trên đường rút
về rừng, anh em chiến sĩ thay nhau cõng má Hai. Bà cứ hỏi “Tám Ngãi của
tao đâu?”. Với mọi người, nguyên khu bộ trưởng khu 7 là Tám Nghệ,
nhưng với má Hai, anh vẫn là Tám Ngãi… Bấy giờ Bùi Cát Vũ mới nói
thật cho bà rõ:
- Anh Tám còn ở miền Bắc chưa về. Nhưng tất cả tụi con đây cũng đều là
con của má…
*****
Trong chiến đấu, Bảy Môn dần dần hiểu được tình cảm của bộ đội giải
phóng. Bộ đội cách mạng khác xa bộ đội Bình Xuyên của anh trước đây.
Thấm thía nhất là những năm gian khổ lúc mới rút về chiến khu Đ. Phải cắt
đường rừng, lẩn tránh các cuộc càn quét của địch. Gạo, khoai không có,
phải đào cũ mài ngâm cho hết chất độc mới nấu. Tuy gian lao mà anh dũng.
Có lần bộ đội đi săn trong rừng sâu, bắn được một con tê giác. Đây là giống
hiếm có, gần như bị diệt vong. Cái sừng tê giác rất quý, có người kể nhiều
chuyện huỳên thoại về nó, chẳng hạn như cầm nó trong tay thì có thể đi
dưới nước như đi trên đất v.v… Quốc Đăng cho binh sĩ phơi khô, cất trong