Tây xử bắn thầy giáo Ngọc Hiển và các đồng chí của ông đã cướp chính
quyền tại Hòn Khoai, giết thằng Tây Oliviê (1). Có những hình phạt tàn
bạo hơn thời trung cổ: dùng dây thép xỏ vào lòng bàn tay tội nhân cột cả
xâu, đưa xuống sà lan nhận chìm ngoài biển khơi, xuất phát từ Nhà Bè.
Có điều Hai Vĩnh ngạc nhiên là thay vì gây khủng khiếp, định làm mất tinh
thần những người yêu nước thì những biện pháp cực kỳ độc ác đó càng làm
nung chí căm thù. Các đám giang hồ vùng ngoại thành Sài Gòn- Chợ Lớn
trước đây ngưng hoạt động để dành sức đánh Tây nay tiếp tục “đi hát” và
chĩa mũi nhọn vào đám làng xã, cai tổng, hội đồng. Đêm nào trống mõ
cũng khua vang. Trong tổng Tân Phong Hạ, nhóm Năm Nhỏ đánh nhà đại
hương cả Sảnh tại xã Bình Đăng. Nhà máy kín cổng cao tường, lại có bầy
chó “bẹc giê” hung hăng như cọp dữ. Nhưng Năm Nhỏ chỉ cần bắn một
phát “sơ-vơ-rô-tin” hạ con chó đầu đàn, đám còn lại cụp đuôi chạy hết. Cả
Sảnh là cậu ruột Bảy Trân. Bên ngoại Bảy trân toàn dân giàu có, làm làng,
làm tổng; ngoài cả Sảnh là cậu Năm, còn có hương trưởng Quyên ở Đa
Phước là cậu Chín, cai tổng Quốc là cậu Mười.
Nhóm Ký Huỳnh ở xã Hưng Long, Cần Giuộc cũng đánh nhà Hội đồng
Mùa. Tại đây, khi chống cự, Hội đồng Mùa bị bắn chết. Cũng cần giới thiệu
sơ về tướng cướp Ký Huỳnh. Con nhà giàu, đậu Đíplôm (2), làm thư ký
quận trong tỉnh Chợ Lớn, nhưng Ký Huỳnh thích sắm súng đi ăn cướp hơn
là làm ký cóp. Bảy Trân cũng đã tranh thủ Ký Huỳnh tiếp tay trong cuộc
khởi nghĩa vừa qua. Ký Huỳnh hướng ứng bằng cách “để lại” cho ông một
khẩu súng sáu 7,65 ly với giá một trăm đồng. Cò súng đã gãy nhưng không
hề gì, Bảy Trân nhờ một công nhân Ba Son bí mật sửa giùm.
Tướng cướp lừng danh Tư Hoạnh ở cầu Ông Thìn cũng hưởng ứng cuộc
khởi nghĩa. Tư Hoạnh xưng là “cố”- chức cao nhất trong giới lục lâm: cha,
ông nội, cố nội- nhưng lại xưng là cháu với Bảy Trân vì cha hắn là sui gia
với người anh thứ hai của Bảy Trân. Sau vụ xuống đường bất thành, Tư
Hoạnh “đi hát” trở lại.
Trong một tổng nhỏ chỉ có năm xã mà có ba nhóm giang hồ chia nhau “đi
hát” và “ăn hàng”, làng lính nào chịu nổi! Các cuộc đi ruồng của bọn GCL,
(chữ tắt của Garde Civile Locale)- mà dân làng gọi là bọn “chân xanh mắt