luật pháp. Nếu gặp thời loạn, được hà hơi tiếp sức bằng chủ nghĩa dân tộc
cực đoan, bằng đức tin tôn giáo cực đoan, tất yếu chúng sẽ liên kết với
nhau để trở thành những tập đoàn giang hồ quốc tế - cha đẻ của chủ nghĩa
khủng bố, một vấn nạn đầy đe dọa nguy hiểm mang tính toàn cầu trong thế
kỷ XXI.
Cần nói rõ như thế để thấy rằng, giang hồ là một tập hợp tội phạm nguy
hiểm, có tổ chức chứ không phải hỗn hợp những hành động tội phạm manh
động. Do đó, để tiêu diệt nó, không đơn giản chỉ là việc “chặt ngọn” với
hình phạt thật nặng cho những kẻ phạm tội. Ngược lại, cần quan tâm giải
quyết vấn nạn giang hồ ngay từ gốc, không để mầm mống tội phạm có điều
kiện sinh sôi nảy nở rồi sau đó mới áp dụng hình phạt.
Cốt lõi hình thành, nuôi sống đội ngũ giang hồ, theo chúng tôi, là hai vấn
đề có quan hệ hữu cơ: nạn cho vay lãi nặng và việc phân chia lãnh địa để
hoạt động phạm tội. Con người, cho dù là người nghèo thì cũng không
tránh khỏi những lúc phải đối diện với những biến cố như thiên tai, đau ốm,
ma chay… nghĩa là ngay tức thời cần phải có một khoản tiền lớn để giải
quyết. Đối với người dân lao động nghèo, đó là một vấn nạn. Tiền mặt:
không có, nhà cửa vật dụng thế chấp để vay ngân hàng: không có, tín chấp:
không thể. Đó chính là cơ hội tốt để các giác hút kinh khủng của đám cho
vay lãi nặng thò ra. Bao nhiêu tiền cũng có, tất nhiên là với lãi suất cắt cổ.
Lãi mẹ đẻ lãi con, những vòi bạch tuộc sẽ hút kiệt tất cả những gì người
nghèo tích cóp và trói đời họ trong công nợ. Không trả ư: đã có “luật giang
hồ”! Nguồn lợi nhuận này là những con số khổng lồ, đủ để nuôi sống cái
gọi là giới giang hồ. Nó lớn đến mức việc tranh giành lãnh địa nhằm bảo
kê, cho vay lãi nặng thường biến thành những cuộc “chiến tranh lề phố”. Dĩ
nhiên, để chuẩn bị cho điều đó thì tất yếu, các băng đảng tội phạm phải
hình thành. Đó là lý do vì sao, giới giang hồ quần tụ nhiều ở các khu vực
bến cảng, bến tàu xe, các khu chợ đầu mối ở các đô thị lớn - những nơi tập
trung đông đúc tầng lớp vô sản, dân lao động nghèo, làm thuê là nghề
nghiệp chính. Đó cũng là lý do vì sao trong cuốn sách này xuất hiện thêm
hai nhân vật Lý Long Thân (Đường đời trong lòng tay) và Lâm Huê Hồ