lựu đạn vào nhà họ để trả thù, nếu trong tù, đám đàn anh bị đối xử nặng tay.
Mặc khác, làm ngơ cho bọn tội phạm còn là cách để các “nhân viên công
lực quốc gia” kiếm thêm tí chút. Tuy là nhà tù nhưng trong trại Chí Hòa
gần như không thiếu thứ gì. Muốn ăn ngon, những tên tù hình sự cứ việc
xin phép “đàn anh” ra căngtin ở cạnh hồ nước là có tất, miễn là có tiền.
Muốn chơi ngông, nhiều tên còn đặt tiền trước cho “nhà hàng”, hôm sau
những sơn hào hải vị như yến xào, hải sâm, vi cá, bào ngư… sẽ được đưa
vào tận nhà tù phục vụ, bảo đảm vẫn còn nóng sốt.
Trong sân trại Chí Hòa có một chiếc xe tải hư bỏ trống được đám tù che
chắn lại biến nó thành nơi “hành lạc” có đủ nệm trải drap, quạt máy và có
đàn em canh gác. Chỉ việc giúi vào tay cai tù một xấp tiền là họ sẽ quay
mặt đi, sau đó điện thoại cho các “động” quen, tối thứ bảy, chủ nhật hằng
tuần sẽ có vài ba cô gái má phấn môi son được điều vào trại, “phục kích”
sẵn trong chiếc xe tải chờ tiếp các “đàn anh” rửng mỡ.
Để “kiếm thêm” bù vào số lương công chức còm cõi, đám cai tù - vừa
hèn nhát vừa tham lam - đã tiếp tay cho đám tù hình sự trong mọi hình
thức. Thậm chí, chúng còn bán cả cái gọi là “giấy đi phép”. Một ngày phải
trả 120.000 đồng, cả ngày lẫn đêm 240.000 đồng. Chỉ có những tên tù
thuộc hàng “đại ca” mới được quyền “đi phép”. Sau khi nộp đủ tiền, chúng
sẽ được xe jeep của cai tù chở ra ngoài, đến địa chỉ chúng yêu cầu và thả
xuống. Hết giờ, chiếc xe jeep ấy sẽ quay lại chỗ cũ đón “đàn anh” vừa hết
phép quay lại nhà tù. Có tên đã từng liên lạc trước với đàn em bên ngoài, để
chúng chuẩn bị xe cộ, sau đó mua một giấy phép 12 tiếng, lọt ra ngoài, tiến
hành một vụ “ăn bay” trót lọt xong lại vào tù nằm “dưỡng sức” và hưởng
“chiến lợi phẩm”. Bên ngoài, cảnh sát có tài thánh cũng không hề nghĩ đến
chuyện thủ phạm của vụ cướp lại là một tên lưu manh đang nằm khểnh
trong tù. Tất nhiên, sau những chuyến “ăn hàng” ngoạn mục ấy, đám “anh
chị” chẳng bao giờ quên dúi thêm cho các “bác” cai tù ăn rơ năm chục, một
trăm ngàn, gọi là tiền “mua nước hoa cho bà xã”. Món lợi quá lớn, càng về
cuối giai đoạn năm 1972, những vụ “bán giấy phép” càng diễn ra dày đặc.
Mãi đến lúc Biệt đội hình cảnh ngụy bắn hạ được một vài tên tù “đi phép”