NGƯỜI CỦA GIANG HỒ - Trang 138

Học không tệ nhưng tính tình hiếu động, có phần hung bạo, tên học trò

cà chớn này đã không ngần ngại bẻ vế thứ nhất của câu cách ngôn “Tiên
học lễ, hậu học văn” thành “tiên học… võ”. Sống đúng như câu cách ngôn
của riêng mình, Vĩnh thường xuyên trốn lớp để tìm thầy học võ. Vĩnh học
qua rất nhiều lò. Ở lò nào, hắn cũng bị đuổi vì thường xuyên đòi thách đấu
với các sư huynh để phân chia cao thấp. Tuy thế, đến 18 tuổi, trình độ võ
thuật của tên học trò Năm Vĩnh cũng đã khá thượng thừa. Để khẳng định
trình độ, thay vì thượng đài, Vĩnh chọn cách “dân dã” hơn: gây sự đánh
nhau, một mình đánh đôi, đánh ba ngay trên đường phố, sân trường. Lần
nào hắn cũng toàn thắng, trong khi nạn nhân của hắn toàn là… bạn học. Vì
thế ông Dương Ngô Thống (thường gọi là ông Dương), thầy giáo chủ
nhiệm lớp hắn ở trường Bồ Đề đã nổi giận táng cho Vĩnh một bạt tai và gọi
giám thị đuổi tên học trò bất trị ra khỏi lớp. Ông giáo mô phạm tuyên bố:

– Dạy dỗ anh chỉ tốn công, loại như anh sau này chỉ có thể làm kẻ cướp!

Ngớ người ra một lúc, Năm Vĩnh chợt cảm thấy ông thầy mình nói… chí

phải. Không muốn kéo dài sự lo lắng của thầy và bạn, hắn bỏ học. Chẳng
bao lâu, thị xã Quảng Ngãi bé nhỏ lại có thêm một hung thần. Sự liều lĩnh,
hung bạo và đẳng cấp võ nghệ của Năm Vĩnh đã khiến đám du thủ du thực
tỉnh lẻ bạt vía, đành chắp tay qui phục, suy tôn Vĩnh làm đại ca.

Cuối những năm 1960, theo chân của 500.000 lính Mỹ, chiến tranh tràn

khắp, cả miền Nam là một bãi chiến trường. Sự tuyệt vọng của tâm hồn
người dân trong hỗn mang cuộc chiến chính là mảnh đất màu mỡ cho các
loại tư tưởng triết học du nhập và bén rễ. Sinh viên học sinh miền Nam bơi
giữa vô số dòng chảy tư tưởng từ phương Tây ồ ạt tuôn vào Việt Nam. Hiền
lành như Kali Gibran, Kan, hoài nghi, đập phá như Nietzsche, chán chường
như Camus, hiện sinh như J.Sartre… loại nào cũng có. Sinh viên, học sinh,
tầng lớp năng động nhưng tâm hồn sớm tổn thương vì cuộc chiến nhất, dễ
trở nên bi quan tuyệt vọng, nhanh chóng vồ vập với chủ nghĩa hiện sinh và
suy tôn những F.Nietszche, J.Paul Sartre làm ông tổ tinh thần. Hậu quả của
nó là những kẻ đua đòi, thích ăn chơi đập phá, “ghét Mỹ nhưng thích bắt
chước Mỹ”, đã chìm hẳn giữa dòng xoáy của phong trào hippie với tóc để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.