Thân tuy càng ngày càng dày lên trong Nha Cảnh sát Sài Gòn, nhưng chỉ
dừng lại ở mức độ chung chung, đại loại: “Có nghi vấn nhưng thiểm nha
chưa thâu thập được bằng chứng cụ thể nào về các tin tức nói trên của
đương sự”.
3 || Ban ngày doanh nhân, ban đêm kẻ cướp
N
goài quan hệ thâm giao với Bảy Viễn và Bình Xuyên, Lý Long Thân
còn có quan hệ mật thiết gắn liền cùng các phi vụ mờ ám với ba nhân vật
Hoa kiều tên tuổi khác, đó là Trương Duy Nhạc và cha con Điển Nam (tự
ông Sơ), Nghiệp Sô (tự ông Tích).
Trương Duy Nhạc là chủ tiệm sắt Đức Hiệp Hưng, nổi tiếng giàu có và
đầy uy lực. Y có phần hùn đáng kể trong công ty SAVICO của Lý Long
Thân. Cha của Trương từng là một Bang trưởng Phúc Kiến đầy quyền thế
tại Sài Gòn. Những ngày hàn vi, ngôi nhà số 37Bis, đường Ký Con của
Nhạc cũng là nơi mở rộng cửa cho Lý Long Thân vào tá túc. Khác với Lý
Long Thân xuất thân nghèo hèn, họ Trương đã liên tục mấy đời là dòng họ
danh giá, có học thức và rất giàu có. Cha con Trương Duy Nhạc đều giỏi
tiếng Pháp, tiếng Anh và rất thạo nghề buôn bán lớn.
Khi Lý Long Thân đã trở nên giàu có thì Trương Duy Nhạc cũng nhờ uy
của bố giành được vị trí Phó lý sự trưởng bang Phúc Kiến tại Sài Gòn. Đến
đây, hai kẻ đầy mưu mô lại càng bắt tay nhau chặt hơn để cùng loại các đối
thủ Hoa kiều khác ra khỏi các mối làm ăn, tranh giành lợi nhuận.
Giữa năm 1955, trước khi rút toàn bộ quân đội về nước chấm dứt vĩnh
viễn sự dính líu quân sự ở Việt Nam, Pháp thông báo cho thanh lý các vật
dụng nhà binh còn lại với giá rất rẻ. Hoa kiều ở mọi ngành kinh doanh đều
đổ xô vào tham gia cuộc đấu giá này. Thấy lợi lớn, Nhạc và Thân cùng
nhảy vào. Trương Duy Nhạc nhờ uy bố, Lý Long Thân mượn oai cha con
Điển Nam, Nghiệp Sô (bang Quảng Đông) huy động một nguồn vốn rất
lớn, tuyên bố sẽ “thầu toàn bộ số vật dụng nhà binh thặng dư” nói trên,