móc v.v… Không chút đắn đo, Lý Long Thân bèn xin đổi từ quốc tịch Hoa
sang quốc tịch Việt, nhằm né tránh sắc luật bất lợi này. Tiếp theo, tháng
3.1959, Lý lại ký quỹ một số tiền rất lớn vào Ngân hàng Việt Nam Thương
Tín để được ngân hàng này tiếp nhận vào chức vụ Hoa vụ kinh lý - chuyên
trách điều tra tài sản và thu hút vốn của cộng đồng Hoa kiều. Nhờ vậy, Lý
có điều kiện thu hút vốn mạnh mẽ, cho ra đời hai công ty VINATEXCO
(Việt Nam vải sợi công ty) và VINATEFINCO (Việt Nam vải sợi hoàn tất
công ty) vừa sản xuất vừa kinh doanh xuất nhập khẩu, thao túng toàn bộ thị
trường vải miền Nam Việt Nam. Riêng tại kho nhiên liệu của Lý ở gần ngã
tư Bảy Hiền, hoá chất phục vụ cho ngành dệt nhuộm cũng luôn sẵn sàng
cung cấp cho sản xuất trong vòng ba năm liên tục chưa hết. Nghiễm nhiên
Lý trở thành một “hoàng đế” ngự trên “vương quốc” may mặc và vải sợi.
Chiến tranh ngày càng lan rộng, vũ khí, khí tài quân sự do Mỹ đổ vào
miền Nam cho ngụy quân ngụy quyền ngày càng nhiều. Theo thời cuộc,
một phần lớn những trang bị này bị loại bỏ trở thành phế liệu. Đánh hơi
thấy nguồn nguyên liệu dồi dào, Lý Long Thân lại đứng ra thành lập nhà
máy cán sắt VISACA, độc quyền tận thu nguồn nguyên liệu sắt từ các
chiến trường. Với giá thu mua cực rẻ, Lý Long Thân đã có một nguồn
nguyên liệu cực tốt và dồi dào để biến thành những sản phẩm xuất khẩu giá
trị. Ngay cả thị trường Nhật Bản, Đại Hàn cũng rất chuộng loại thép thành
phẩm do VISACA sản xuất cho nên công ty của Lý phát triển vùn vụt. Đến
năm 1974, vốn của VISACA đã lên tới con số sáu trăm triệu đồng. Tuy
nghiên, nguồn lợi thu được từ chiến tranh là miếng mồi quá lớn nên lắm kẻ
có tiền, có quyền thi nhau nhảy vào xâu xé. Vì vậy, trong lĩnh vực sắt thép,
phế liệu, dù cực giàu, Lý vẫn chưa thể làm một ông vua tận chiếm mọi
quyền hành.
Để mị dân, tránh tiếng biến miền Nam thành thị trường tiêu thụ hàng ế
thừa của Mỹ, ngụy quyền Sài Gòn liên tục đưa ra các khẩu hiệu như “chấn
hưng kinh tế”, “bình định và phát triển nông thôn”, “cách mạng trong sản
xuất lúa gạo”, “thay sức người bằng sức máy”… Với chiêu bài “ủng hộ chủ
trương của chính phủ”, Lý Long Thân liên tiếp cho ra đời thêm hàng chục