đấu tranh, nhận diện người cầm đầu và ban lãnh đạo báo cáo cho Lý. Trong
các cuộc đình công, đám cò mồi cố tình gây ẩu đả, đập phá để Lý Long
Thân có lý do trừng phạt công nhân, phá rã đấu tranh. Lý thường vu cho
những người lãnh đạo là “Cộng sản nằm vùng”, tạo bằng chứng giả để đưa
cảnh sát đến xưởng đàn áp bắt bớ.
Nổi tiếng nhất là cuộc đình công đòi tăng lương, chống chủ đuổi công
nhân cho ngụy quân chiếm nhà xưởng xảy ra đồng lúc ở cả VINATEXCO
và VINATEFINCO, nổ ra ngày 29.12.1963. Theo đúng bài bản, Lý cố tình
tránh mặt, chỉ đạo cho giám đốc các xưởng sản suất không nhận thỉnh
nguyện thư vì “không đủ thẩm quyền”. Sau bốn ngày đấu tranh, công nhân
đã tập hợp được hơn 1000 người đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ khá
đông thợ thuyền các giới. Họ bắt giữ Triệu Diêu Đông - Cố vấn kỹ thuật
của VINATEXCO và hai xưởng trưởng là Triệu Thọ Mậu và Trang Đinh
làm con tin. Bàn ghế, kiện sợi, thùng phi được công nhân ném ra làm
chướng ngại vật để chống lại sự đàn áp của cảnh sát do Lý Long Thân mời
đến. Đến lúc nay, Lý mới hoảng sợ, hứa sẽ tăng lương nhưng chỉ tăng 4%.
Công nhân không nhượng bộ. Ngày 8.1.1964, thêm hơn 1000 thợ của các
công ty khác tiếp tục kéo đến ủng hộ và tiếp tế cho công nhân hai công ty
đang đấu tranh. Hoảng sợ, Lý Long Thân liền viết đơn đề nghị chính quyền
ngụy “dập tắt cuộc bạo loạn do Cộng sản xúi giục và lãnh đạo”.
Ngày 17.1, một đại đội Cảnh sát dã chiến và một tiểu đoàn Quân cảnh
trang bị súng ống, hơi cay, dùi cui xông vào VINATEXCO và
VINATEFINCO đánh đập công nhân dã man, bắt đi hơn mười người. Liên
tiếp những ngày sau, hai nhà máy đều bị cảnh sát bao vây, bắt thêm một số
người nữa. Đến 21.1.1964, Lương Đệ, Tăng Bôi và toàn bộ đại diện công
nhân đều bị bắt, các nhóm đấu tranh bị cô lập và tan rã trong khi Lý Long
Thân vẫn không đáp ứng các yêu sách của họ…
• • •
Không chỉ tàn nhẫn với công nhân, Lý Long Thân còn nổi tiếng tàn bạo
trong các cuộc cạnh tranh với những nhà doanh nghiệp khác. Ngày