NGƯỜI CỦA GIANG HỒ - Trang 70

đơn lại thêm thiệt kép, ông ta còn phải chở giấy đến tận kho của Đại Nam
mà không được tính thêm một xu tiền cước. Vậy là 6000 tấn giấy nhanh
chóng chui vào kho của Lý Long Thân với giá còn rẻ hơn giá gốc, lại
không tốn đồng chuyên chở nào. Chỉ dăm ba ngày sau, giá giấy lại dần dần
nhích lên. Một số báo chí nhanh nhẩu khám phá ra rằng vụ “hai tàu giấy
đang về Sài Gòn” chỉ là tin “bố láo”, lại càng khiến giấy tăng giá, đúng như
bài bản mà Lý đã vạch.

Khi hiểu ra toàn bộ cơn sốt tăng, giảm điên khùng giá giấy nói trên đều

là trò phù thuỷ của “Vua” Lý Long Thân, nhà tư sản ngành giấy kia chỉ còn
biết nước mắt lưng tròng và ngửa mặt than trời. Vụ “chó ăn xương chó”
này - như cách gọi của báo chí Sài Gòn thời đó - càng khiến tên tuổi Lý
Long Thân lừng lẫy, chứng tỏ quyền lực lũng đoạn kinh tế ghê gớm của y
là không đối thủ.

• • •

Nhưng, mọi thủ đoạn đều không giúp Lý Long Thân tồn tại được vĩnh

viễn. Những binh đoàn quân giải phóng đã tiến thẳng vào Sài Gòn trưa
ngày 30.4.1975, quét sạch toàn bộ bộ máy ngụy quân ngụy quyền Sài Gòn,
quét luôn cả mọi tham vọng và thủ đoạn làm giàu bất lương của ông vua
không ngai Lý Long Thân.

Biết không còn đất sống cho những thủ đoạn lọc lừa, ngay sau giải

phóng, Lý đã cùng sáu người khác mua thuyền vượt biên và bị bắt tại Bến
Tre. Và chính lúc đó, mọi quyền hành, mọi thế lực hống hách đều biến mất,
Lý trở lại đúng với bản chất một kẻ trọc phú - giàu tiền của nhưng nghèo sĩ
khí. Trước khi cánh cửa buồng tạm giam khép lại, Lý đã nước mắt nước
mũi chảy dài và gào toáng lên:

– Cho tôi ra, cán bộ ơi, cho tôi ra. Tiền của tôi còn nhiều lắm!
Cũng như nhiều nhà tư sản mại bản khác, sau đợt cải tạo công thương

nghiệp, Lý Long Thân đã ra nước ngoài định cư, sống nốt quãng đời còn
lại. Hình như ở một góc nào đó trên đất Mỹ xa xôi, ông già Lý Long Thân,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.