Mặc cho đám quân sư có học tốn công giải thích, rằng nhà văn họ có
quyền hư cấu, Đại Cathay vẫn hằm hằm ra lệnh cho đàn em tìm Duyên Anh
để “luộc”. Mối bang giao không ngờ kết thúc quá bi đát, Duyên Anh sợ vã
mồ hôi vội cao chạy xa bay, giông tuốt lên Đà Lạt trốn hơn nửa năm liền.
Rất may cho ông ta, cuối năm 1966, Đại Cathay bị cảnh sát tống ra đảo Phú
Quốc và mất tích tại đó. Lệnh của hắn đương nhiên bị bãi bỏ. Lúc này,
Duyên Anh mới dám quay trở lại Sài Gòn.
Không chỉ Duyên Anh, không ít nhà văn, nhà báo của chế độ cũ sau này
cũng cố tình bới móc tìm hiểu cuộc đời, tính cách của Đại Cathay và thổi
phồng lên, biến nó thành huyền thoại về một tên du đãng nghĩa hiệp và hào
phóng, với những cuộc tình hết sức lâm ly bi ai. Bộ phim và bài hát cùng
tên “Vết thù trên lưng ngựa hoang” khá nổi thập niên 1970 là một ví dụ
điển hình.
Thực tế, sự “hào phóng”, “chịu chơi”, “nghĩa hiệp”, chỉ là thứ trang sức
lòe loẹt mà Đại Cathay cố khoác lên, đánh bóng cho mình. Tại khu Da Heo,
Đại thường tỏ ra hào phóng với người nghèo, hay móc tiền quăng cho đám
trẻ con đánh giày, bán báo để lấy tiếng. Bù lại, hắn đã dựng nên cả một hệ
thống bảo kê, trấn lột đòi “thuế” của rất nhiều hàng quán khắp vùng quận
Nhất, quận Nhì, quận Ba Sài Gòn; đã chỉ huy đàn em gây ra hàng chục, cả
trăm vụ loạn đả, phá phách đánh chém nhau vô tội vạ mà hậu quả thường
chỉ trút lên đầu những người dân thấp cổ, bé họng không hề có thù oán gì
với hắn. Và, số tiền “từ thiện” mà Đại Cathay ném cho những đứa trẻ bụi
đời trong những cơn cao hứng xem ra chỉ là hạt cát so với hàng núi tiền mà
hắn đã quăng ra cùng đàn em hút xách, ăn nhậu, đập phá và bao gái trong
những đêm nhất dạ đế vương thác loạn.
5 || Giang hồ không có vua
M
ỗi lần ra đường, Đại Cathay và băng du đãng lại một phen khiến người
đi đường khiếp vía. Như một gã con trời thứ thiệt, Đại Cathay chễm chệ