phơi ngổn ngang dưới nắng một cảnh tượng như bãi chiến trường với gạch
ngói, mảnh lu, vải rách và khá đông người bị thương của cả hai bên. Lúc
này, bọn giám thị mới hoảng hốt, sợ tù hai bên sẽ phá banh khám. Chúng
gọi cảnh sát dã chiến vào ốp đám thường phạm vào phòng. Bị kích động,
đang say máu, đám thường phạm xông vào đánh luôn cả cảnh sát dã chiến.
Hoảng hồn, những tên cai ngục phải cho xe lên bệnh viện chở 3 tên du
đãng bị thương về. Khi Đại Cathay, Của Gia Định, Ngọc Heo đầu, tay quấn
băng trắng nhăn nhở cười và bước vào, cuộc náo loạn mới chấm dứt. Kỳ
thực anh em chính trị phạm chỉ bức xúc vì bị hành hạ nên đánh cảnh cáo
chứ không vì thù hằn, không ra đòn nặng. Chính Đại Cathay sau đó cũng
phải thừa nhận với đám giang hồ:
– Tụi mình bậy quá. Mấy ổng mà không nương tay, cũng chơi ác như
mình thì ba thằng tao tiêu lâu rồi!
4 || Du đãng đụng… nhà văn
H
ọc đòi làm sang, Đại Cathay, Phong khùng, Lâm Chín ngón ưa rủ nhau
đến “nằm bẹp” bên bàn đèn của tiệm hút Đông Kinh, đường Ngô Tùng
Châu, quận 1 (nay là đường Tôn Thất Tùng). Tại đó, Đại làm quen và chơi
thân một số dân văn nghệ như Tâm, con trai bà Bút Trà - chủ bút tờ Sài
Gòn mới, Duyên Anh (tên thật là Vũ Mộng Long - chủ bút tờ Tuổi Ngọc)
và Văn Quang - nhà văn kiêm đại úy tâm lý chiến - những dân chơi tìm
“yên sĩ phi lý thuần” (từ lóng, đọc trại chữ in inspiration - cảm hứng)
thường trực tại tiệm hút này.
Duyên Anh là một nhà văn khá nổi tiếng chuyên viết sách “xúi con nít
đập lộn”. Sau nhiều lần “nằm bẹp” (tai) nghe Đại Cathay kể về cuộc đời du
đãng của mình, Duyên Anh nổi hứng làm thơ tặng và đọc cho Đại Cathay
nghe, trong đó có đoạn:
Mái tóc nâu vương niềm đau thương
Quần Blue Jean chung thủy bạc thời gian