- Cậu ăn nói linh tinh gì thế! Ở đây có nhiều người, cậu phải nói năng
cho cẩn thận.
- Tớ ghét nhất cái gì cậu biết không, đó là sự thiếu trung thực. Bàn về
văn học thì đã có các nhà phê bình, mình chỉ là cái anh chân đất, mắt toét
thì nói chuyện theo cách nghĩ của anh chân đất, mắt toét. Thấy hay thì bảo
hay, thấy dở thì nói dở, thế cũng không được sao. Còn hơn khối kẻ ra vẻ ta
đây, toàn nói theo cách nói, cách nghĩ của người khác.
Mùi của văn chương ư? Thật là một cách nghĩ lạ lùng mà tôi chưa bao
giờ được nghe qua. Tuy chưa rõ hay dở thế nào nhưng tôi cũng muốn nghe
cho biết. Đây cũng là một cái duyên.
- Cậu thì có nghĩ được gì đâu, cùng lắm là nói theo cái mũi của cậu.
- Đừng châm chọc, rồi cậu sẽ ngửi thấy ngay thôi. Này nhé...văn ông
Nguyễn Tuân toàn mùi thực phẩm. Không phải thế sao. Suy cho cùng ông
ta không phải nhà văn của dân lao động. Những sơn hào hải vị mà ông ta tả
chỉ có tác dụng hành hạ cái dạ dày lép kẹp của bọn mình...
- Cậu toàn suy diễn lung tung. Truyện của ông ta có liên quan gì tới cái
dạ dày?
- Quá liên quan chứ lại không à! Trong thời buổi khó khăn, ăn còn không
xong thì làm gì có thì giờ ngồi vẽ ra lắm thứ nhiêu khê. Xưa thì thắt lưng
buộc bụng, hạt gạo dễ phải sẻ làm tư ấy chứ. Nay mọi thứ có vẻ sẵn, nhưng
cái quan trọng nhất là tiền thì lại không có. Mà đã không có thì phải đi
kiếm. Càng kiếm càng không thấy...
- Khe khẽ một chút, cái giọng bất mãn của cậu bô bô chỗ đông người là
không có lợi đâu...
- Cậu thì hơi một tý là đã sợ phát run lên. Loại yếu hèn như cậu thì chả
được tích sự gì. Còn nhỏ sợ bố mẹ, đến trường sợ thày giáo. Lớn lên đi làm