NGƯỜI ĐÁNH CẮP SỰ THẬT - Trang 161

bàn tay của cha ta đã góp phần vào việc giữ vững không cho cái bánh xe
văn minh ấy chạy trở lui.
Trong Hồ Sơ Các Bậc Tổ Phụ, ông Ruông có những lời lẽ rất tự hào về đôi
bàn tay của cha mình.

Còn về đôi vai của ông Hai Hượt, ông Ruông bảo là thuộc tài sản quí hiếm
của nhân loại. Không có đôi vai con người thì không có văn minh nông
nghiệp. Chẳng biết ông nói thế là có quá hay không. Nhưng trong lịch sử
loài người, lúc chưa có máy móc cơ giới, đôi vai con người hầu như làm
mọi công việc vận chuyển trong đời sống nông nghiệp. Phải có con người
để vác cây cày gỗ ra ruộng, chứ cây cày gỗ thì không thể tự lăn ra ruộng
như cái cày máy. Khi ông Hai Hượt cứ đứng trù trừ trước cây cày gỗ, thì
cha của ông hét : Chín tuổi đầu vác cày không nổi, lớn lên có nước cạp đất
mà ăn. Lại một thứ quyết định luận nữa. Muốn có sự nghiệp cày cuốc là
phải bắt đầu từ thuở lên chín lên mười. Và không phải vì sợ phải cạp đất
mà ông Hai Hượt vác được cây cày. Mà chính là do đôi vai ông vào năm
lên chín đó đã chuyên chở nổi cây cày. Cái vật thể ấy, lúc ấy, vừa dài vừa
nặng hơn ông rất nhiều. Nhưng về sau, tính cho đến lúc già, chết, thì ông
Hai Hượt không còn coi việc vác cày là việc chuyên chở của đôi vai. Có
vác cày hay không vác cày, ông thấy cũng như nhau, làm như lúc sinh ra là
đã có cây cày ở trên vai ông. Sự thật, vác cày cũng chỉ là một phần của
chức năng vác. Mà vác thì cũng chỉ là một phần chức năng của đôi vai. Vì
ngoài vác còn có gánh (ở đây không kể đến chức năng khiêng, vì khiêng thì
đôi vai con người không thể tự thực hiện, mà phải có sự hợp tác của đôi vai
người khác) Ông Hai Hượt giả từ sự nghiệp cày cuốc vào năm sáu mươi
chín. Như thế là đôi vai ông có sáu chục năm để gánh vác nền văn minh
cày cuốc của cha ông mình truyền lại. Từ làng Dầu ra đồng Đất Sét hơn vài
cây số, có nghĩa không xa lắm. Suốt sáu chục năm, ông Hai Hượt cứ đi đi
lại lại trên cái khoảng cách đó, khi thì vừa lừa bò vừa vác cày ra ruộng, khi
thì gánh phân hay gánh thóc giống ra ruộng, khi thì gánh thóc gặt về nhà,
có khi chỉ vác mỗi cây cuốc gọi là đi thăm đồng. Còn từ làng Dầu vào đến
rừng núi Tượng khoảng chín mười cây số, có nghĩa là hơi xa. Ngoài những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.