NGƯỜI ĐẸP NGỦ MÊ - Trang 106

HIỆN HỮU CỦA CÁI ÐẸP VÀ CÁI ÐẸP CỦA HIỆN HỮU

Ðối với người Nhật, “yếu tính của nghệ thuật là cảm nghiệm vĩnh cửu trong
khoảnh khắc, cảm nghiệm trong một không gian nhỏ bé cả vũ trụ, một vũ
trụ mà trong đó mọi sự vật đều hiển lộ.”
(1)

Cụ thể hơn, đối với triết gia Nishida Kitarô (1870-1945), “cái đẹp là hiện
thân của vĩnh cửu trên trần gian.”
(2)

Con đường của cái đẹp, vì thế được gọi là ÐẠO: Trà đạo, Hoa đạo, Hương
đạo, Ca đạo, Kiếm đạo...

“Hiện hữu của cái đẹp” mà Kawabata luôn luôn tìm kiếm và khám phá
trong lòng nhân sinh chính là ÐẠO. Bằng con đường sáng tạo của mình,
ông mở phơi cái đẹp của hiện hữ>

Ðối với Kawabata, cái đẹp là một kinh nghiệm tâm linh. Ông nói:

“Tôi khám phá, nhờ ánh nắng ban mai, vẻ đẹp của ly cốc dùng uống rượu,
phơi ngoài hiên lữ quán. Tôi nhìn thấy vẻ đẹp này tận tường. Tôi bắt gặp vẻ
đẹp này lần đầu tiên. Tôi cho rằng mình chưa từng nhìn thấy nó nơi đâu.
Không phải loại gặp gỡ này chính là yếu tính của thơ văn cũng như đời
sống con người hay sao?” (3)

Ly cốc là vật dụng hằng ngày, với nhiều người có thể chẳng đẹp và chẳng
đáng chú ý. Nhưng khi Kawabata nhìn thấy những ly cốc ấy ngời chiếu ánh
ban mai, ông lặng người đi trong một cảm thức thẩm mỹ tinh khôi sau khi
đã sống 70 năm cuộc đời!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.