NGƯỜI ĐẸP NGỦ MÊ - Trang 108

Cái chân không ấy tựa như bầu trời, là nơi mây bốn phương gặp nhau, là
nơi gió lãng tử chơi đùa, là nơi qua lại của bóng tối và ánh sáng. Do đó mà
Kawabata đã nói đến “niềm vui của chân không” (Kyomu no arigatasa),
một trạng thái siêu thoát của tâm hồn.

Trong nghệ thuật, chân không là để trống, là tạo sự trong suốt xung quanh
sự vật như người ta đã làm đối với vườn đá tảng: chỉ có cát và đá giữa một
không gian trong suốt, chỉ có cát và đá soi mình vào chân không.

Tác phẩm của Kawabata cũng thế. Thường thì ông chỉ đưa ra một vài sự
vật, một vài hình bóng rồi bỏ rơi chúng giữa sự trong suốt, giữa chân
không. Bởi vì “chân không là chiếc gương soi của tất cả những gì hiện
hữu.”
(6)

Ðó cũng là con đường chính của nghệ thuật Nhật Bản, một nghệ thuật
không thích sự hoàn tất mà hướng về vô tận. Nghệ thuật đó là cuộc lữ hành
vĩnh cửu. Một nghệ thuật không có chung cuộc.

Chính vì vậy mà tác phẩm của Kawabata được gọi là “tác phẩm của chân
không”
. (7)

Ðấy là cơ sở để chúng tôi gọi thi pháp của Kawabata là “thi pháp chân
không”
. Cách gọi đó chúng tôi đã công bố từ năm 1991 trên tạp chí
Văntrong bài “Kawabata, người cứu rỗi cái đẹp.” (8)

Thế giới của Kawabata là thế giới của cái đẹp, là chiếc gương soi của cái
đẹp.

Trước hết, hãy điểm lại bước đường sáng tạo của Kawabata Yasunari.

Vẫn với phong cách mơ hồ và thầm lặng, Kawabata tự tử ở Kamakura vào
năm 1972.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.