Vì nguyên do nào đó?
Hay chẳng có nguyên do nào cả?font color="black">
Cái chết đó thật ra cũng mù sương, huyền hoặc và khó hiểu như nhiều tác
phẩm của Kawabata.
Ông vốn có biệt danh là “bậc thầy tang lễ” (9). Người ta nhìn thấy
Kawabata như là chủ tế ở nhiều đám tang nổi tiếng.
Với hành vi cuối cùng của mình, một lần nữa Kawabata lại là “bậc thầy
tang lễ”. Ông chủ tế cho chính mình trong cái chết, “làm người lữ hành
vĩnh cửu” (10) trong thế giới của hư ảo và chân không.
Ðó cũng là thế giới của cái đẹp và nỗi buồn, cái thế giới làm nên bằng
những tác phẩm tinh tế sau đây, mỗi tác phẩm như một bài thơ văn xuôi:
- Nhật ký tuổi mười sáu (Jurokusai no nikki), 1925.
- Cô vũ nữ xứ Izu (Izu no odoriko), 1926.
- Truyện ngắn trong lòng bàn tay (Tenohira no shôsetsu), 1926.
- Tịch nhật (Yuhi), 1943.
- Xứ tuyết (Yukiguni), 1948
- Ngàn cánh hạc (Sembazuru), 1949.
- Vũ nữ (Maihime), 1951.
- Tiếng rền của núi (Yama no oto), 1954.