Pôn Vericơn đi ra ngoài hành lang. Anh nghe thấy tiếng cửa phòng tắm
ngài đại sứ khép nhẹ và từ trong đó vang lên tiếng vòi nước chảy.
*
Pôn Vericơn đến Việt Nam lần đầu vào năm 1978. Với danh nghĩa thành
viên tổ chức UNESCO của Liên Hợp Quốc, anh đã có dịp đi nhiều nơi trên
đất nước, thăm nhiều di tích văn hoá lịch sử và danh thắng, có điều kiện để
hiểu biết phần nào phong tục tập quán và đời sống của một dân tộc, mà
theo anh là kì diệu. Anh không lầm tưởng mà tin một cách chân thành rằng
sự đói nghèo và lạc hậu của đất nước này chỉ là do hậu quả của những cuộc
chiến tranh triền miên, rằng bước ra khỏi cuộc chiến tranh này, Việt Nam sẽ
tiến với một tốc độ thần kì, không thua kém bất cứ một cường quốc nào ở
châu Á. Là một nhà sử học anh có quyền tin điều đó. Những hoa văn trống
đồng và những mũi tên thành Cổ Loa, hàng vạn cây số đê dọc các triền
sông, dọc dài bờ biển... cho anh tin điều đó.
Sáu năm ở Việt Nam, Pôn Vericơn tưởng như mình đã hoà nhập vào
thiên nhiên và cộng đồng xứ sở này. Cái khách sạn Hoa Sen, nơi anh ở dài
hạn hồi đó có một căn phòng dành riêng cho anh ấm cúng và giản dị như
một ngôi nhà người Việt. Anh học nói tiếng Việt qua những nhân viên phục
vụ khách sạn. Có một cô gái có giọng nói trong như chim hót và gương mặt
Á Đông kiều diễm tuyệt vời làm anh say mê ngay từ những buổi đầu.
Hoàng Dạ Nguyệt - tên cô gái, đã được anh viết bằng chữ Việt ở đầu cuốn
sổ tay của mình. Sau này có người giảng cho anh tên cô nghĩa là một đêm
trăng vàng thì anh lại càng yêu cái tên ấy. Anh thường nói với cô bằng cái
giọng lơ lớ không có dấu: "Đêm trăng vang". Và cô mỉm cười e thẹn biểu
lộ sự cám ơn, kèm theo một câu tiếng Anh rất chuẩn:
- Thank you, your praise is over on me. I am far-away reaching(1)
(1) Cảm ơn ngài. Ngài khen quá lời. Tôi không xứng đáng được gọi như
thế.
Có một lần, sau ba tháng làm việc ở Băng Cốc, nơi đặt trụ sở văn phòng
UNESCO khu vực, Pôn Vericơn trở về căn phòng của mình ở khách sạn
Hoa Sen. Người ta đã chuẩn bị cho anh một bữa ăn hết sức thịnh soạn với